Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Những người thổi hồn vào bánh dân gian

Làm nghề nào cũng cần có sự đam mê để theo đuổi lâu dài. Nghề làm bánh cũng vậy, không chỉ khéo tay, mà còn phải trải qua quá trình mày mò học hỏi, kiên nhẫn thực hiện mới có thể tạo nên những chiếc bánh bắt mắt, thơm ngon hấp dẫn thực khách. Cô Lê Thị Chính (ngụ xã Đông Hòa Hiệp) và chị Trương Lệ Thu Trúc (ngụ xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là những phụ nữ như thế.

* Làm bánh không chỉ có khéo tay

Đến xã Đông Hòa Hiệp, hỏi nhà cô “Chính bánh ít”, thì hầu như ai cũng biết, bởi cô nổi tiếng với nghề làm bánh dân gian. Theo cô Lê Thị Chính, cô lớn lên từ miệt vườn và đã được má cô dạy làm bánh từ nhỏ. Bây giờ, cô làm được vài chục loại bánh dân gian, nhưng chiếc bánh mà cô thường tham gia hội thi và đạt nhiều giải thưởng là bánh ít.

Cũng theo cô Chính, bánh ít - một loại bánh đặc trưng được nhiều người dân Nam bộ ưa thích. Không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa ngôi tháp Chàm cổ kính, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo, mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi vô cùng ý nghĩa. Nói về tên gọi của bánh ít, có rất nhiều tích kể và có nhiều quan niệm khác nhau, có người thì quan niệm “ăn ít mới ngon”, người khác thì cho rằng đây là món quà “của ít lòng nhiều”, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu làm để dâng cúng tổ tiên và hiếu nghĩa với cha mẹ… Mỗi quan niệm đều có ý nghĩa giáo dục để truyền dạy lại con cháu đời sau.

Theo kinh nghiệm của cô Chính, để cho ra những cái bánh ít thơm ngon, người làm bánh không chỉ khéo tay, mà còn phải kiên nhẫn, bởi làm bánh rất vất vả. Để bánh ngon, người làm phải ngâm nếp từ 3 đêm trước, sau đó thức dậy từ rất sớm vớt nếp cho vào cối xay, xay xong đem bột đi bồng. Nếu muốn cho bánh có màu đẹp, thơm thì lấy nước lá gai hay lá dứa vào nhồi chung với bột.

Lá gói bánh phải là lá chuối tươi gói bánh mới xanh, nhìn đẹp mắt. Lá chuối được xé thành những miếng hình vuông, sau khi rửa thì hơ lửa cho mềm. Nhân bánh có thể làm nhân dừa, nhân đậu hay nhân thịt. Nếu gói bánh nhân dừa thì phải lựa loại dừa rám; nhân thịt thì không được xào trước, mà nhồi bột xong mới xào nhân và gói, sau đó đem đi hấp cách thủy khoảng 40 phút là bánh chín.

Theo quan sát của chúng tôi, các nguyên liệu để làm bánh do cô tự làm. Màu của bánh từ các loại lá, trái vườn nhà như lá dứa tạo màu xanh, gấc tạo màu cam, lá cẩm tạo màu tím than…Cô Chính cho biết, màu tạo ra từ “cây nhà lá vườn” có giá rẻ, lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bánh ít đã được cô Chính gói tham gia nhiều Hội thi Bánh dân gian và nhiều lần đoạt giải Nhất; thế nhưng, khi chia sẻ kinh nghiệm làm bánh với chúng tôi, cô Chính khiêm tốn nói rằng: “Ông bà mình hồi xưa khéo tay, từ lá, từ nếp, gạo hay củ khoai mì đã làm ra nhiều loại bánh dân gian thơm ngon, bắt mắt, hấp dẫn. Mình cóp nhặt lại, lưu giữ để chia sẻ cho con em. Gói bánh mà nhiều người ăn khen ngon thì mình vui trong lòng, làm hoài không cảm thấy mệt…”.

* “Ôi quê ta bánh đa, bánh đúc..."

Cũng có niềm đam mê làm bánh dân gian, nhưng chị Trương Lệ Thu Trúc lại thích làm bánh đúc. Nếu có dịp đến xã Hậu Thành, ghé chợ cầu Xéo sẽ thấy gian hàng bánh của chị Trúc, thử ngay một tô bánh đúc để cảm nhận hương vị thơm ngon đậm chất Nam bộ do chị làm.

Bánh đúc là một món ăn dân dã của Việt Nam, được người dân ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ưa chuộng. Bánh đúc được làm bằng bột gạo với bột năng và một số gia vị. Bánh ăn giòn, mát, mịn. Bánh đúc còn được biến tấu thành nhiều loại, như bánh đúc lá dứa, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa... Bánh đúc lá dứa gần giống bánh đúc mặn nhưng là loại bánh đúc ngọt, màu xanh đẹp mắt, có hương thơm đặc trưng của lá dứa.

Chị Trúc tâm sự: Từ nhỏ đã thích ăn bánh đúc, nhưng không biết công thức làm. Mấy năm gần đây công nghệ phát triển, tôi lên mạng thấy nhiều trang web chỉ cách làm bánh đúc, rồi mày mò tập làm. Ban đầu làm không đạt, khuấy bột khi nhão khi đặc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Làm bánh phải có đam mê và sự kiên nhẫn mới thành công. Đến nay đã có hơn 2 năm tôi làm bánh đúc bán, được nhiều khách hàng ăn khen ngon…

Theo kinh nghiệm của chị Trúc, cách làm bánh khá đơn giản: Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước. Sau đó đổ bột gạo, bột năng và nước lá dứa vào nồi nấu sôi. Bí quyết để có một nồi bánh đúc ngon là khi nấu phải chú ý canh lửa và khuấy thật đều tay.

Nếu muốn tăng độ dai của bánh thì bỏ thêm chút nước tro tàu. Bánh đúc ăn kèm với 2 thứ nước chan: Dừa khô nạo vắt lấy nước, bỏ thêm chút bột năng, thắng lên thành nước cốt dừa; hay nước đường thốt nốt cũng được thắng cho kẹo lại. Kèm theo là mè rắc lên trên bánh. Nếm một miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận có nhiều hương vị đặc trưng được hòa tan với nhau trong một món ăn: Độ dẻo dai của bột, mùi thơm của lá dứa, độ béo của nước cốt dừa, mè… Tuy là món ăn bình dị nhưng không kém phần tinh tế.

Trên đường về, tôi vẫn nhớ hương vị bánh đúc của chị Trúc và nhớ đến mấy câu trong bài hát “Về quê” của nhạc sĩ Phó Đức Phương: Ôi quê ta bánh đa, bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt, nơi tuổi thơ ta đã trải qua đẹp như giấc mơ....

Thật vậy, trong xu thế phát triển hiện nay, quà bánh không thiếu nhưng những chiếc bánh dân gian vẫn cho người ta nhiều cảm xúc đặc biệt, như được trở về với tuổi thơ, với quê hương, với nguồn cội. Có lẽ vì thế mà những chiếc bánh dân gian luôn được các thế hệ gìn giữ và lưu truyền.

Theo HOÀI THU/ www.baoapbac.vn
http://baoapbac.vn/van-hoa-nghe-thuat/201911/nhung-nguoi-thoi-hon-vao-banh-dan-gian-883313/

 

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​