Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Những người thầy không chỉ "gieo chữ"


Giữa chồng chất khó khăn do mưa bão và đại dịch, các thầy cô giáo không chỉ là người đưa đò mà còn có nhiều việc làm đầy xúc động với học trò cùng người dân địa phương

Trong đợt mưa lũ đầu tháng 10 vừa qua, nước suối dâng cao đã chia cắt xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị thành nhiều "đảo" nhỏ. 117 học sinh cùng 11 giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Ba Nang (gọi tắt Trường Ba Nang) bị cô lập hoàn toàn.

Lo mình một, lo trò mười

Nước từ thượng nguồn ùn ùn đổ về làm ngập hầu hết cầu, ngầm tràn qua suối. Sau 3 ngày bị cô lập, thức ăn dự trữ của Trường Ba Nang bắt đầu cạn dần. Đến ngày thứ 4, lũ rừng vẫn dâng cao, chưa rút. Mưa cứ xối xả cả ngày lẫn đêm. Điện mất, không có sóng điện thoại, mọi liên lạc với bên ngoài bị cắt đứt. Các thầy cô giáo trong trường bắt đầu nhìn nhau, sự lo lắng hiện trên khuôn mặt từng người.

"Chúng tôi lo cho mình một thì lo cho học trò mười. Tuy gạo vẫn còn đáp ứng trong nhiều ngày tới nhưng thức ăn đã hết, trong khi có đến 117 học sinh ở lại trường. Trước tình cảnh này, các giáo viên nói với nhau rằng mình có thể thiếu ăn nhưng quyết tâm không để các em học sinh đứt bữa" - thầy Hồ Văn La Ham, phụ trách quản lý học sinh bán trú Trường Ba Nang, trải lòng.

Khu nhà bán trú cho học sinh Trường Ba Nang bị thiệt hại sau bão lũ

Hằng ngày, để có thức ăn, ngay từ sáng sớm, các thầy cô giáo đi bộ vào rừng để tìm hái măng, rau, quả rừng. Trước cảnh đồi bị sạt trượt kinh hoàng, chốc chốc họ lại níu tay, dặn nhau phải cố gắng giữ an toàn. "Mình không cẩn thận gặp sự cố gì thì không biết xoay xở, cứu chữa ra sao vì địa bàn đã bị cô lập, lực lượng cứu hộ hay các y, bác sĩ không thể ứng cứu" - thầy Ham tiếp lời.

Ngoài vấn đề thức ăn thì nước sạch cũng đã cạn. Các giáo viên phải tận dụng xô chậu hứng nước mưa để nấu ăn, đun uống và tắm giặt. Cả cái ăn, cái uống đều ưu tiên cho học sinh. Thầy và trò đói no sẻ chia cùng nhau cho đến ngày lũ rừng bắt đầu rút xuống, địa bàn thông đường trở lại.

Lội bùn vác hàng cứu trợ

Bão lũ dồn dập khiến các bản làng ở Ba Nang tan hoang, thiếu thốn đủ bề. Nhiều gia đình học sinh vốn đã nghèo nay càng khó khăn hơn vì gia súc bị cuốn trôi, hoa màu ngâm trong nước hư hỏng. Trước tình cảnh trên, nhiều giáo viên ở trường đã kêu gọi, làm cầu nối và tiếp nhận hàng cứu trợ từ các nhà hảo tâm trên cả nước gửi về cho các học sinh.

Cho đến thời điểm này, đường vào trường vẫn đang bị chia cắt, ôtô chưa thể vào được. Nhiều đoàn cứu trợ khi đến địa bàn này phải dừng tại chân cầu Ra Lây và phân phát hàng cứu trợ ngay tại đây. Đối với hàng cứu trợ cho học sinh, các giáo viên phải đảm nhận nhiệm vụ khuân vác, mang về phân phát tận tay học trò nghèo.

"Vài ngày trước khi xe cứu trợ chưa vào đến cầu Ra Lây, các giáo viên phải đi bộ, lội bùn hơn 2 km vác hàng cứu trợ giúp các em. Mỗi người vác chừng 20 - 30 kg gồm: gạo, sữa, sách vở, đồ dùng học tập. Tuy vất vả nhưng ai nấy đều ấm lòng vì học sinh của mình được sẻ chia, các em sẽ vơi bớt phần nào khó khăn" - thầy Lê Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Ba Nang, tâm sự.

Giáo viên Trường Ba Nang khuân vác hàng cứu trợ cho học sinh

Trong khi đó, thầy Lê Duy Vũ, giáo viên thể dục của trường, không thể nhớ hết những chuyến lội bùn vác hàng cứu trợ cho học sinh. Anh xắn quần lên đầu gối để lộ một loạt vết trầy xước đã rúm lại trên ống chân. Đó là vết tích của những lần anh cùng đồng nghiệp vác hàng cứu trợ đi qua đoạn đường bùn lầy và bị đá núi sắc nhọn cứa vào chân.

Thiên tai qua đi để lại nhiều trăn trở trong lòng giáo viên Trường Ba Nang. Khu nhà bán trú của học sinh sau bão lũ đã bị hư hỏng, thấm dột vì tốc mái. Khu nhà này rộng chỉ 218 m2 nhưng có đến gần 150 học sinh ở lại ăn ở, học tập. "Tôi mong rằng trường sẽ sớm có khu bán trú kiên cố, rộng rãi để các học sinh an tâm ăn ở, theo đuổi con chữ. Ngày 20-11 năm nay, tôi chỉ ước như vậy" - thầy Tùng nói.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, lãnh đạo Trường Ba Nang đã đề xuất UBND xã này hỗ trợ khẩn cấp 200 kg gạo cho 20 hộ dân ở thôn A La và Ra Lây. Trước đó, qua thăm hỏi, giáo viên trường này được biết 20 hộ dân trên có nguy cơ thiếu đói vì đã hết lương thực sau nhiều ngày bị chia cắt. "Trường sau đó đã xuất 200 kg gạo hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ dân bị cô lập, có nguy cơ thiếu đói. Đó là việc làm rất kịp thời, rất đáng quý trong lúc thiên tai, bão lũ" - ông Hồ Văn My, Chủ tịch UBND xã Ba Nang, nói. 

Tổ chức ngày 20-11 đơn giản, tiết kiệm

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Trị, vừa ra văn bản gửi lãnh đạo tỉnh này và các đơn vị liên quan về việc không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng tại đơn vị nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Riêng đối với các phòng GD-ĐT ở địa phương, sở cũng đã có văn bản yêu cầu tổ chức ngày 20-11 đơn giản, tiết kiệm chi phí. Theo kế hoạch, trong ngày 20 -11, Sở GD-ĐT Quảng Trị sẽ tổ chức các đoàn về các trường vùng khó, vùng bị ảnh hưởng lũ lụt nặng nề để tặng quà, động viên các thầy cô giáo. Theo thống kê, đợt mưa lũ vừa qua đã khiến hơn 300 điểm trường tại tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt, cơ sở vật chất bị hư hỏng nghiêm trọng, ước tính thiệt hại 105 tỉ đồng.

Theo Đức Nghĩa

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nhung-nguoi-thay-khong-chi-gieo-chu-20201118204435079.htm

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​