Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Tản mạn Ba Giồng

Ba Giồng là vùng đất lịch sử được nhiều tài liệu xưa mô tả. Do gắn với quá trình “phục quốc” của chúa Nguyễn - Gia Long nên Đại Nam thực lục và các sách biên soạn thời Nguyễn như Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí… nhắc đến địa danh Ba giồng nhiều nhất.

Đường Cái Giữa đi qua trung tâm Ba Giồng.

ĐỊA DANH BA GIỒNG...

Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả về Ba Giồng: “Gò Tam Phụ tục danh gọi Ba Đống thuộc địa phận 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Hưng gồm các gò: Gò Yến, gò Kỳ Lân, gò Qua Qua. Gò Đống rộng lớn, cây cối sum sê, chỗ khởi lên, chỗ phục xuống, tiếp tục nối liền, trước có Đại Giang ngăn trở, sau dựa vào Mãng Trạch”… Về sau, nhiều bài viết chép lại tài liệu của người xưa, trên thực tế không tránh khỏi những sai lạc.

Gần đây, một số ý kiến cho rằng Ba Giồng là vùng đất gồm nhiều giồng cát hợp thành 3 cụm, chạy dọc theo Quốc lộ 1A, từ TP. Tân An qua 3 huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè và xác định trung tâm của xứ Ba Giồng là khu vực thị trấn Tân Hiệp.

Trước tiên, xin nói về giồng Cai Lữ, là tên một giồng cát ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, được sách xưa ghi là Lữ phụ và được nhắc vài lần trong giai đoạn chúa Nguyễn Ánh đối đầu với quân Tây Sơn hồi nửa sau thế kỷ XVIII. Cai Lữ tức Cai đội Nguyễn Văn Lữ, là người có công lập thôn Bình Thuyên. Dưới thời vua Gia Long, thôn Bình Thuyên tách ra thành 2 thôn là Bình Thuyên Đông và Bình Thuyên Tây. Đến đời Minh Mạng, thôn Bình Thuyên Đông nhập với thôn Bình Yên thành thôn Nhị Bình. Khi ông mất, dân làng nhớ ơn ông đã khắc bài vị thờ ở đình làng “Tiền hiền Cai Lữ Nguyễn quí công chi vị”. Mộ ông Cai Lữ hiện tọa lạc gần chùa Tân Thạnh, xã Nhị Bình. Theo ông Tư Triều, ngôi mộ do ông Nguyễn Văn Trị trùng tu. Ông Trị là ông sơ của ông Tư Triều và là cháu đời thứ 7 của ông Cai Lữ. Như vậy, tính đến đời ông Triều thì dòng họ Nguyễn này đã định cư ở đây hơn 10 thế hệ. Căn cứ dòng chữ trên bia mộ “Gia tại Tam phụ chi trung” cho thấy người xưa đã khẳng định giồng Cai Lữ là vùng trung tâm đất Ba giồng. Song thực tế, vùng trung tâm không chỉ là giồng Cai Lữ, mà còn có gò Lũy (ấp Tây, xã Nhị Bình) và các gò cát khác. Đặc biệt, về phía Tây Nam có một cụm giồng trải dài nối tiếp, đó là giồng Ông Hoài - tài liệu xưa ghi là Hoài Cương. Giồng cát này nhấp nhô trải dài qua 2 xã Dưỡng Điềm và Điềm Hy (huyện Châu Thành) nối vào giồng Mỹ Quí thuộc xã Nhị Quý, TX. Cai Lậy ngày nay.

Lâu nay, nhiều người lầm lẫn giữa gò Ông Hoài và giồng Thuộc Nhiêu. Thật ra, hai giồng cát này là một. Cai thuộc Nguyễn Văn Nhiêu là con ông Nguyễn Văn Hoài là người có công lập làng Tân Đức. Tương truyền, ông Cai Lữ và Thuộc Nhiêu kết tình sui gia, nhưng sau đó thì không được êm thuận. Ông Nhiêu mua đất của làng Bình Thuyên đem nhập vào làng Tân Đức, diện tích làng này bị thu hẹp dần. Ông Cai Lữ bèn nghĩ cách dỡ đình, chùa đem cất ở đầu làng và cho đào một con kinh nối rạch Gầm (sau gọi là rạch Cùng) nhằm ngăn cản Thuộc Nhiêu mua đất. Không ngờ, Thuộc Nhiêu lại tính toán cao hơn, cho lập một cái chợ, dựa vào rạch Cùng để giao thương. Chợ Thuộc Nhiêu nhờ rạch Cùng mà trở nên sung túc. Vì vậy, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ “Giàu sang ông Cai Lữ, mưu sự ông Thuộc Nhiêu”.
Theo lời các bô lão gần chợ Thuộc Nhiêu, hồi những năm trước 1960 có ngôi chợ “mãnh ma” nhóm vào ban đêm, chuyên bán “heo thừa vú”.

VÀ HAI NHÂN VẬT NỔI TIẾNG

Giồng Thuộc Nhiêu là nơi chôn nhau cắt rốn của Tiến sĩ Phan Hiển Đạo. Ngày xưa, họ Phan là dòng họ khoa bảng ở đây. Cha ông Hiển Đạo là cụ Phan Hiển Tần đậu Tam trường thời chúa Nguyễn Ánh, về sau làm quan đến chức Án sát. Đến đời Minh Mạng, chưa rõ bị tội gì mà ông bị mất chức, rồi về quê vợ ở thôn Vĩnh Kim Đông (nay là xã Vĩnh Kim) chết trong sự ấm ức. Nỗi oan khuất của nhà họ Phan vẫn đeo đuổi đến đời cụ Phan Hiển Đạo - tam giáp Tiến sĩ mới 27 tuổi, được cử làm Đốc học Định Tường và là người có công đem nhạc cung đình Huế về truyền bá ở phương Nam.

Năm 1861, Pháp chiếm Định Tường, Phan Hiển Đạo đang dưỡng bệnh tại chợ Giữa. Biết ông là quan “cựu trào”, giặc giở trò chiêu dụ, sai Tôn Thọ Tường đến nhà “thỉnh” ông xuống Mỹ Tho xem hát, tặng cho áo mũ, cờ biểu và liên tiếp tung ra nhiều tin đồn thất thiệt. Phan Hiển Đạo đã viết thư minh oan gửi lên Kinh lược sứ Phan Thanh Giản. Không ngờ Phan Thanh Giản, phê vào bức thư tám chữ “Thất thân chi nữ, hà dĩ vi trinh” (Con gái đã bị thất thân, sao cho là trinh được). Phan Hiển Đạo hổ thẹn ra mộ cha thắt cổ tự tử vào năm 1864.

Thời Gia Long, đất Thuộc Nhiêu còn có bà Lê Thị Mẫn nổi tiếng. Theo gia phả họ Bùi, bà Lê Thị Mẫn sinh năm 1784, có chồng về làng Đa Hòa (nay thuộc xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre), làm kế thất ông Bùi Văn Liệu. Năm 1818, ông Bùi Văn Liệu qua đời, bà đã thủ tiết thờ chồng, lo nuôi dạy 3 người con trai ăn học, đều đậu cử nhân, trong đó có ông Bùi Văn Phong làm quan chức Án sát ở tỉnh Nam Định, sau được bổ về làm Thự Án sát Thương biện tỉnh Vĩnh Long.

Gia phả họ Bùi chép, ông Bùi Văn Phong khi làm Án sát ở tỉnh Nam Định, nhân ngày tết, nha môn biếu ông mấy lọ trà sen và lụa tốt. Vốn là người con hiếu thảo, ông sai người mang về dâng tặng cho mẹ. Nhận được quà của con, bà đem mấy vóc lụa ra đốt thành tro gói lại và gửi cho con kèm theo phong thư có nội dung “... Khi mẹ nhận được trà và lụa, lòng mẹ chạnh phát bùi ngùi e sợ. Mẹ biết con làm quan thanh bạch và hết sức thương dân. Nay con nhận đồ của người dâng cho mừng tết, vẫn biết lòng thành của chúng, nhưng lâu ngày nó thành tập quán và khêu gợi lòng tham của con, cho nên ta đốt vật quý ra tro mà hoàn trả lại cho con chẳng có ý nghĩa gì hơn là nhắc con trên vua dưới dân, một lòng trung trinh liêm khiết để lưu danh hậu thế, rạng mặt tổ tiên và không hổ công nuôi của mẹ” (Gia phả họ Bùi - Bùi Quang Tung nhuận chính - Sài Gòn năm 1960).

Khi nhậm chức ở tỉnh Vĩnh Long, ông Bùi Văn Phong tranh thủ về làng Đa Phước thăm mẹ. Theo thông lệ, các chức việc làng xã đã tổ chức cờ, đèn, kèn, trống tiếp rước “thượng quan về làng” thật linh đình, nhưng bà Mẫn không bằng lòng, đã khéo léo khuyên con: “Mẹ đã già, không thích nghe chiêng trống kinh động”.

Năm Tự Đức thứ 13 (1860), bà Lê Thị Mẫn được vua phong tặng Chánh lục phẩm An nhơn và truy phong ông Bùi Văn Liệu chức Thừa vụ lang Hàm lâm viện trước tác. Cùng với việc ban sắc phong tặng, vua Tự Đức còn ban tấm biển khắc bốn chữ vàng “Hảo nghĩa khả phong”.

Theo NGUYỄN NGỌC PHAN/ www.baoapbac.vn

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​