Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Múa rối nước - những chuyện chưa kể sau tấm màn

(GDVN) - Phía sau những màn múa rối nước sinh động, huyền ảo hấp dẫn cả khán giả trong và ngoài nước là những câu chuyện nghề đầy khó khăn, rủi ro của những nghệ sĩ.

Chuyện nghề nghệ sĩ múa rối

Múa rối nước là một môn nghệ thuật truyền thống, nhưng không vì thế mà thiếu đi tính phức tạp, khéo léo. Bằng chứng là để thuần thục được việc điều khiển rối, các nghệ sĩ phải mất một thời gian khá dài.

Thùy Linh, một nghệ nhân múa rối nước có thâm niên tám năm làm việc tại Nhà hát Múa rối Trung ương chia sẻ:

“Mình phải mất bốn năm theo học tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, thêm một năm thử việc tại Nhà hát mới có thể chính thức ra mắt khán giả”.

Cũng có những nghệ sĩ múa rối xuất thân từ những đoàn hát chèo hay cải lương.

Dù chưa qua lớp đào tạo bài bản nhưng các nghệ sĩ vẫn có thể hoàn thành tốt công việc, nhờ có nền tảng cơ bản, cùng với đam mê nghề nghiệp và sự kèm cặp của các thành viên cùng đoàn.

Ngoài ra, nghệ sĩ múa rối cũng cần phải có thể lực tốt và độ dẻo dai nhất định để có thể thường xuyên luyện tập dưới nước trong thời gian dài. Đặc biệt, tính kỹ thuật là điều không thể thiếu ở người làm nghề.

Ắt hẳn ai cũng sẽ ngạc nhiên khi biết những con thuyền rối phức tạp này lại thường chỉ được điều khiển bởi một nghệ sĩ duy nhất.

Không chỉ biểu diễn, các nghệ sĩ trong đoàn múa rối cũng tham gia vào việc xây dựng kịch bản.

Bên cạnh những tích, vở truyền thống, các nghệ sĩ múa rối cũng luôn nỗ lực sáng tạo các câu chuyện gần gũi với xã hội hiện đại và đáp ứng nhu cầu của khán giả.

Để cho ra đời các câu chuyện mới, các thành viên trong đoàn sẽ cùng nhau lên ý tưởng, sau đó trình lên hội đồng nghệ thuật tại nhà hát.

Nếu được hội đồng thông qua, tổ đạo diễn sân khấu sẽ bắt đầu dựng kịch bản. Sau đó các thành viên trong đoàn sẽ thể hiện ý đồ của đạo diễn và tác giả qua vai diễn.”- Thùy Linh chia sẻ.

Thùy Linh cũng bén duyên với nghề múa rối nước từ cha và được tiếp xúc với nghề từ nhỏ.

Linh cho biết: “Mình rất yêu mến trẻ em, nên mình muốn làm một công việc nào đó gắn bó với trẻ. Mặt khác, mình cũng muốn tiếp bước gia đình, đóng góp một phần nào đó để lưu giữ loại hình văn hóa truyền thống này”.

Niềm đam mê dành cho những con rối xuất phát từ tấm lòng quý trẻ nhỏ và ý thức bảo vệ di sản cha ông để lại.

Nhọc nhằn nghề múa rối nước

Múa rối nước là một môn nghệ thuật đòi hỏi nhiều sự hy sinh từ phía nghệ sĩ. Theo Thùy Linh, một trong những trở ngại lớn nhất mà các nghệ sĩ múa rối hay gặp phải đó là vấn đề về sức khỏe.

Do thường xuyên làm việc dưới môi trường nước, các nghệ sĩ rất dễ mắc phải các bệnh về khớp.

Người xem múa rối ắt hẳn ai cũng nhận ra nước của thủy đình (sân khấu múa rối) có màu ánh xanh đặc trưng. Nhưng ít ai biết đó là màu của một loại hóa chất đặc biệt được pha vào nước.

Hóa chất này có tác dụng tạo độ đục cho nước, để nghệ sĩ múa rối có thể che đi các thanh gỗ điều khiển rối. Khi làm việc dưới môi trường ngâm hóa chất này lâu, các nghệ sĩ thường mắc phải một số bệnh da liễu.

Những nguy cơ này khiến nghề múa rối nước càng trở nên khó khăn với các nghệ sĩ nữ. Có những nghệ sĩ đang trong thời kỳ mang thai vẫn có thể phải xuống nước biểu diễn.

Khung cảnh phía sau thủy đình của Nhà hát múa rối Trung ương - nơi làm việc của các nghệ sĩ múa rối.

Làm nghệ thuật là một công việc vất vả. Điều này càng đúng đối với các ngành nghệ thuật truyền thống. Thông thường trong một đoàn múa rối sẽ có 12 - 13 nghệ sĩ.

Để nhuần nhuyễn được một buổi biểu diễn thông thường (kéo dài khoảng 30 phút/ buổi), các nghệ sĩ sẽ mất khoảng một tháng từ khâu dựng vở, tập luyện cũng như ghép nhạc, ánh sáng,...

Các nghệ sĩ múa rối tại Nhà hát Múa rối Trung ương thông thường chỉ được nghỉ mười ngày trong một tháng, còn lại hai mươi ngày là gắn bó với nước.

Thậm chí khi vào mùa đông, thời tiết rét buốt nhưng các nghệ sĩ vẫn phải dành phần lớn thời gian ngâm mình dưới nước để tập luyện và biểu diễn.

Ngoài các nghệ sĩ trực tiếp điều khiển rối, không thể không kể đến những con người thầm lặng phía sau cánh gà - những nghệ nhân làm rối.

Để làm ra một con rối nước cần phải trải qua khá nhiều giai đoạn công phu: từ tạo hình (phác thảo), đến điêu khắc, bồi, phơi hong và cuối cùng là sơn màu, trang trí.

Phần lớn các con rối và thanh điều khiển đều được làm từ gỗ sung để nhẹ, dễ nổi trên nước và chịu được nước.

Để làm ra một con rối hoàn chỉnh cũng mất khá nhiều thời gian. Trước sự mai một của các loại hình nghệ thuật truyền thống như hiện nay, số lượng nghệ nhân còn gắn bó với nghề làm rối không nhiều.

Ở Nhà hát Múa rối Trung ương, xưởng tạo hình (nơi trực tiếp làm ra những con rối) chỉ có khoảng mười người.

Một góc xưởng tạo hình tại Nhà hát Múa rối Trung ương.

Đối với những vở cần tập gấp để kịp ra mắt khán giả hoặc đi lưu diễn, cường độ làm việc của các nghệ sĩ còn tăng cao hơn.

Những nghệ nhân làm rối thường xuyên phải thức đêm để làm việc. Việc ăn, ngủ luôn tại xưởng đã trở thành một điều quen thuộc đối với các nghệ sĩ.

Tuy công việc vất vả và nhọc nhằn, nhưng thu nhập của các nghệ sĩ cũng không cao.

“Nói đến làm nghệ thuật thì ít người làm nghệ thuật mà giàu được. Thu nhập nhìn chung cũng đủ để trang trải cuộc sống, tuy không phải là quá dư dả. Còn đương nhiên mua sắm những thứ như xe cộ, nhà cửa thì vẫn phải tiết kiệm dài dài rồi.” - Thùy Linh cười chia sẻ.

Múa rối nước nhiều khó khăn là thế, nhưng các nghệ sĩ vẫn luôn nỗ lực hết mình trong từng màn biểu diễn.

Đó không chỉ là sự tri ân đối với khán giả, mà đó còn là cái tâm của người làm nghề - cái tâm muốn lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo Thanh Huyền – Minh Nguyệt/ Giáo dục Việt Nam

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​