Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Khủng hoảng giáo dục hay sự thổi phồng của truyền thông?


(Chinhphu.vn) - Việt Nam không thể là ngoại lệ khi đã và đang có những hiện tượng không mong muốn diễn ra trong giáo dục, nhưng lấy những hiện tượng cá biệt ấy để “vẽ” nên cả bức tranh của một nền giáo dục thì liệu có thực sự công bằng?


TS. Huỳnh Thế Du phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Đánh giá của cộng đồng quốc tế

Tại Hội thảo về Giáo dục Việt Nam và kinh nghiệm xử lý khủng hoảng của Hoa Kỳ do Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ TPHCM tổ chức tại TPHCM ngày 21/11, theo TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam, những đánh giá của cộng đồng quốc tế hiện đang cho ra một bức tranh giáo dục Việt Nam sáng màu hơn rất nhiều so với đa số những gì người ta đang nghe thấy về giáo dục Việt Nam.

Nếu truy vấn thông tin về khủng hoảng giáo dục trên quy mô toàn cầu thì kết quả của cỗ máy tìm kiếm Google cho ra gần 600 triệu bài viết. Trong đó, có khoảng 500 triệu bài về khủng hoảng giáo dục ở Hoa Kỳ, 162 triệu bài về khủng hoảng giáo dục ở Nhật Bản và gần 300 triệu kết quả về khủng hoảng giáo dục ở Anh… Như vậy, tại các nước phát triển, con số bài viết về khủng hoảng giáo dục đều tính bằng hàng trăm triệu trở lên. Trong khi đó, ở Việt Nam con số tìm được mới khoảng 9,2 triệu.

Trên mặt bằng chung, bảng tổng sắp gần nhất của Liên Hợp Quốc về Chỉ số phát triển con người (HDI) đã ghi nhận rằng Việt Nam ở mức trên trung bình so với thế giới về Số năm bình quân đến trường/Thu nhập bình quân đầu người.

Tỷ lệ vào đại học của người Việt đang ở dưới mức trung bình toàn cầu, tức là mới 30% thanh niên được thụ hưởng nền giáo dục đại học. Trong khi đó, ở các nền kinh tế phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc)… thì tỷ lệ này dao động từ 80-100%. Nghĩa là Việt Nam không hề “thừa thầy thiếu thợ” như nhiều người lo ngại. “Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì vẫn cần phải nâng tỷ lệ này lên”, TS. Huỳnh Thế Du khẳng định.

Ngoài ra, trong số 20 quốc gia có du học sinh nhiều nhất thế giới thì Việt Nam đứng thứ 9. Nhìn tổng quan có thể thấy số du học sinh của các nền kinh tế thịnh vượng luôn đông đảo hơn hẳn những nơi khác. Những nước mà du học sinh Việt Nam tìm tới cũng đa số là các nước phát triển. Có nghĩa là, khi được xếp vào nhóm nước có số du học sinh đông đảo thì đây chính là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của quốc gia chứ không phải là hiện tượng “tị nạn giáo dục” như một số ý kiến quan ngại.

Việt Nam cũng được xếp ở nhóm nước có tỷ lệ chi ngân sách khá lớn cho giáo dục, cũng là nơi có rất nhiều lựa chọn về giáo dục và đào tạo, từ phổ cập tới chuyên biệt. Người học có thể đi theo lộ trình bình thường với các trường công lập, dân lập, tư thục hoặc lộ trình với tiêu chuẩn quốc tế từ bậc tiểu học tới tận đại học.

Chỉ số vốn con người theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy ở châu Á, Việt Nam tuy bị xếp sau các nước phát triển nhưng vẫn tương đương với Trung Quốc và xếp cao hơn tất cả các nước còn lại.

Bảng tổng sắp về Đổi mới sáng tạo của WIPO (Tổ chức Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Liên Hợp Quốc) cũng đưa Việt Nam vào vị thứ 45 trên tổng số gần 200 quốc gia. Nếu xét trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam còn được xếp thứ 2 toàn cầu.

Truyền thông chưa thực sự công bằng?

Các nền giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Pháp cũng từng gặp những cuộc khủng hoảng lớn. Tới nay, cho dù đang là những nền giáo dục nhận được nhiều ngưỡng mộ nhưng không thể nói các hiện tượng tiêu cực đã hoàn toàn biến mất. Thậm chí một khảo sát về ngành giáo dục Mỹ được PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên Hiệu trưởng ĐHSP TPHCM - dẫn ra cũng cho thấy có tới gần 20% giáo viên tại Mỹ báo cáo đang bị học sinh đe dọa; khoảng 8% những người đứng trên bục giảng cho biết đã bị hành hung; 29% giáo viên khác từng suy nghĩ đến việc bỏ nghề vì những hành vi tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục…

Việt Nam tất nhiên cũng không thể là ngoại lệ khi đã và đang có những hiện tượng không mong muốn diễn ra như chuyện gian lận thi cử, chuyện thất nghiệp của hàng chục nghìn cử nhân hay những ứng xử tiêu cực giữa thầy - trò với nhau… Nhưng lấy những hiện tượng cá biệt ấy để “vẽ” nên cả bức tranh của một nền giáo dục thì liệu có thực sự công bằng?

Vậy điều gì đang khiến truyền thông và xã hội có vẻ như “quay lưng” với nền giáo dục nước nhà? Mà ví dụ gần đây nhất là trước đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về việc Luật Giáo dục đại học phải có cơ chế đào tạo riêng cho ngành y, với thời gian lên tới 9 năm, thì lập tức nhiều phản đối đã nổ ra. Dẫu vậy, không rõ trong số phản đối ấy có ai từng biết về câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) từng cho hay “phải học y khoa tới 12 năm” mới dám thừa nhận “có một ít khả năng để giúp đỡ bệnh nhân” hay chăng?

Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, nền giáo dục nào dù ưu tú tới đâu cũng có hạn chế nhất định. Nhưng có lẽ đôi lúc do sự thổi phồng của truyền thông mà xã hội có định kiến, khiến việc hoạch định chính sách giáo dục lại càng khó khăn thêm.

Một số giải thích của các chuyên gia tin rằng những thông tin xấu thường có hiệu ứng mạnh. Cũng như câu chuyện cá mập cắn người một thời “làm mưa làm gió” khắp các trang tin, khiến không ít cư dân địa phương và du khách khiếp hãi, thì dưới góc nhìn của các nhà phân tích lại khá phi thực tế, bởi “tính toán cho thấy xác suất để một người bị cá mập cắn thực ra nhỏ hơn rất nhiều xác suất người ta bị chính chiếc xe truyền hình đưa tin cá mập cắn người … tông phải!!!”.

“Công bằng mà nói, việc giáo dục bị giảm sút niềm tin xã hội tất nhiên không chỉ do truyền thông chưa “tròn vai”, mà một phần cũng do những tiêu cực từ các lĩnh vực khác đã làm nảy sinh hiệu ứng lây lan”, GS. Nguyễn Minh Thuyết tâm tư.

Làm gì để vãn hồi niềm tin ấy? Rất cần tới sự chung tay của mọi người trong kiến tạo nền giáo dục nước nhà.

Theo Phương Hiền

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​