Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Năm học mới với nhiều đổi mới

Hôm nay, 5-9, khoảng 22,5 triệu học sinh, sinh viên sẽ bước vào năm học mới 2016-2017 với nhiều đổi mới về đánh giá, thi cử, giảm tải chương trình, sách giáo khoa…

Chiều 4-9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức họp báo khai giảng năm học mới 2016-2017 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Sửa Thông tư 30, tập trung làm sách giáo khoa

Theo Bộ GD-ĐT, Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 về đánh giá học sinh (HS) tiểu học sẽ sớm được ban hành và áp dụng ngay trong năm học này.

Trước những lo lắng của giáo viên rằng cách đánh giá theo mức A, B, C là chưa thực sự sát với thực tế và vẫn “bình mới rượu cũ”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận tinh thần của Thông tư 30 là tốt, qua triển khai thực hiện trên thực tế cũng có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng sẽ rút kinh nghiệm, phải thí điểm, phải có sự chuẩn bị kỹ càng cả về con người lẫn cơ sở vật chất. “Tới đây, bộ sẽ ban hành thông tư sửa đổi, tiện ích, sát thực tế hơn” - Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Trước vấn đề nóng là dạy thêm - học thêm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định đây là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. “Cấm dạy thêm phải hiểu là cấm dạy thêm tràn lan hay những hành vi trái quy định như đưa nội dung chính khóa vào giờ dạy thêm” - ông giải thích.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (quận Bình Thạnh, TP HCM) trong lễ khai giảng năm học mới sáng 1-9 Ảnh: TẤN THẠNH

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, muốn giảm tình trạng dạy thêm - học thêm như hiện nay cần phải có lộ trình. Trong đó, việc quan trọng là chỉnh sửa nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK). Ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn tới nhu cầu học thêm là nội dung chương trình học nặng, thi cử căng thẳng. “Cần nhìn học thêm - dạy thêm trong cả một quá trình chứ không phải chỉ với một lát cắt” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến chương trình, SGK mới, trả lời câu hỏi về tiến độ hoàn thành “chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xem xét công việc này thận trọng, với tinh thần “chậm mà chắc”.

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, sau Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông năm 2014, cách làm chương trình và SGK của ngành giáo dục đã có những điểm khác biệt so với trước đây. Nếu trước đây chỉ có một nhóm chuyên gia tập trung làm SGK thì việc đổi mới chương trình và SGK hiện nay yêu cầu kết hợp cả đổi mới sư phạm. Việc làm SGK cũng phải công khai, minh bạch, huy động nhiều nguồn lực, chất xám trong xã hội.

Không nhồi nhét kiến thức

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2016-2017, TP có hơn 1,5 triệu HS. Trong đó, bậc mầm non có gần 347.000 trẻ, bậc tiểu học hơn 584.000 HS, bậc THCS hơn 407.000 HS và bậc THPT hơn 218.800 HS. Trong năm học mới, ngành GD-ĐT TP HCM cho biết sẽ đổi mới mạnh mẽ giáo dục.

Việc đổi mới sẽ chú trọng hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tự chinh phục kiến thức thay cho nhồi nhét. Đồng thời, ngành GD-ĐT TP HCM tăng cường tổ chức cho HS tham gia các tiết học ngoài nhà trường nhằm gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để HS nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày.

Đây cũng là năm ngành GD-ĐT TP HCM chú trọng các biện pháp giảm tải. Trong đó, TP sẽ chú trọng đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của HS, sinh viên; đổi mới giáo dục thể chất và tăng cường kỹ năng sống.

Năm học 2015-2016, ngành GD-ĐT TP HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử ở giáo dục phổ thông, sĩ số HS/lớp còn đông, số lớp học 2 buổi/ngày vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, dẫn đến khó khăn trong công tác giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông dù đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn khá nặng nề, quá tải, mang nặng tính hàn lâm, thiếu thực hành. Chương trình phân phối chưa phù hợp với thời lượng và thời gian, dẫn đến HS phải học nhiều, thiếu thời gian vận dụng kiến thức trong thực tế.

Năm học 2016-2017, ngành GD-ĐT TP HCM cho biết sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy giáo dục. Trong đó, nổi bật nhất là cho phép các trường được chủ động điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng; chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra, đánh giá cho phù hợp thực tế từng loại hình trường. Ngoài ra, TP HCM sẽ tự thực hiện kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT…

Lãnh đạo Đà Nẵng dự khai giảng ở vùng ven

Năm học này, TP Đà Nẵng có 238.135 HS ở các bậc học, tăng hơn 13.000 em so với năm học trước. TP có 9 trường học được xây mới.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cho hay lễ khai giảng năm học mới sẽ được tổ chức trong khoảng 45 phút. Lãnh đạo TP tham dự lễ khai giảng không phát biểu như mọi năm mà chỉ tặng hoa và quà chúc mừng. Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng sẽ đến dự lễ khai mạc ở các trường vùng ven TP, các trường mới thành lập thay vì ở các trường khu vực trung tâm như các năm học trước.

Trong năm học này, TP Đà Nẵng chủ trương giảm tải tối đa cho HS bằng các biện pháp như: không đưa thêm các hoạt động khác vào trong chương trình học, dạy học bám sát chương trình, không giao quá nhiều bài tập khó cho HS.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng còn giao các trường tiến hành rà soát việc phân bổ thời khóa biểu theo hướng có lợi cho HS; không để tình trạng 1 ngày, 1 buổi phải học quá nhiều môn học. Đà Nẵng cũng ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

B.Vân

Theo YẾN ANH - ĐẶNG TRINH/www.nld.com.vn

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​