Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Có cần thiết phải bỏ kì thi Quốc gia?

(GDVN) - Nếu thay hình thức thi bằng xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông, các em rồi cũng sẽ có hiện tượng học lệch, học tủ và giáo viên lại chạy theo “bệnh thành tích”.

LTS: Bàn về vấn đề xét hay thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thầy giáo Trần Vũ đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Sau kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2016 được đánh giá tương đối thành công so với năm trước; có ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mạnh dạn thay kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia bằng hình thức xét tốt nghiệp.

Kết quả xét tốt nghiệp Trung học Cơ sở không thực chất!

Trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 16/7/2016 qua bài: “Kết quả thi tốt nghiệp luôn chạm ngưỡng thì bỏ thi là hơn” và bài: “Nên dùng phương án xét công nhận Tốt nghiệp Trung học Phổ thông" cũng cho rằng nên bỏ kì thi này (ngày 4/8/2016).

Còn trong bài viết: “Nên mạnh dạn bỏ kỳ thi quốc gia!” trên báo Người Lao Động ngày 18/8/2016 có nêu ý kiến của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, cho rằng:

“Nên mạnh dạn bỏ kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Thay vì tổ chức thi tốt nghiệp, sẽ là hình thức xét tốt nghiệp, hàng năm sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí xã hội với số tiền khổng lồ”.

Năm 2016, thí sinh có thể dùng điểm đánh giá môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT (Ảnh: thanhnien.vn)

Nếu thay kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia bằng hình thức xét tốt nghiệp; tôi cho rằng các chuyên gia trong ngành giáo dục nên khảo sát thực trạng chất lượng học tập của học sinh sau khi bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học Cơ sở, để có cơ sở khoa học đề xuất cho việc tiếp tục bỏ tiếp kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông hay không.

Vậy, thực trạng chất lượng học tập của học sinh sau khi bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học Cơ sở sẽ như thế nào?

Theo tìm hiểu, ở một số trường Trung học Cơ sở, bên cạnh những học sinh có điều kiện thuận lợi trong học tập đã có sự nỗ lực học tập đáng ghi nhận; có không ít học sinh chưa nhận thức được sự cần thiết phải chuyên cần học tập, nên các em cho rằng nếu không được học ở trường công lập thi tuyển, thì sẽ vào học ở các trường công lập xét tuyển (xét theo kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của 4 năm cấp Trung học Cơ sở).
Còn không sẽ học các trường ngoài công lập và yên tâm nhất là sẽ học ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường nghề (hiện nay rất ít học sinh Trung học Cơ sở vào học, hằng năm tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, có nơi nhận cả thí sinh bị điểm “liệt” thi tuyển lớp 10 vào học).

Quan niệm “học để thi ” của học sinh còn tồn tại khá phổ biến, nên môn học nào có thi thì mới học, kiểm tra học kì II xong là không học, do vậy động lực học tập của học sinh bậc Trung học Cơ sở giảm đi ít nhiều từ khi ngành Giáo dục và Đào tạo bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học Cơ sở.

Mặt khác, một bộ phận không nhỏ học sinh có biểu hiện học lệch, các em chỉ tập trung học các môn thi tuyển vào lớp 10, các môn còn lại chỉ học sao cho không bị xếp loại yếu về học lực; có học sinh dù năng lực học tập không giỏi nhưng được giáo viên xếp loại học lực 4 năm Trung học Cơ sở khá, giỏi để có điểm xét tốt nghiệp cao.

Đây không phải là trường hợp cá biệt ở một vài học sinh mà là “hiện tượng” phổ biến ở nhiều trường học.
Điều này có thể thấy ở đầu vào tuyển sinh lớp 10, trừ các trường Trung học Phổ thông chuyên, trường Trung học Phổ thông chất lượng cao và các trường Trung học Phổ thông ở Thành phố, Thị xã, còn lại điểm chuần vào lớp 10 các trường Trung học Phổ thông ngoài thành phố, thị xã nhất là ở vùng sâu, miền núi, hải đảo, kể cả các trường Trung học Phổ thông ở ngoại thành của các thành phố lớn đều thấp.

Cụ thể, điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên năm học 2016 - 2017 (thi 3 môn, trong đó Văn, Toán hệ số 2; Tiếng Anh hệ số 1) như sau:

Ở thành phố Hồ Chí Minh: Trung học Phổ thông Phước Kiển, Trung học Phổ thông Đa Phước: 13,5 điểm; Trung học Phổ thông Trung Lập, Trung học Phổ thông Bình Khánh, Trung học Phổ thông Cần Thạnh: 13,25 điểm;

Ở tỉnh Đồng Nai: Trung học Phổ thông Sông Ray: 8,5 điểm, Trung học Phổ thông Kiệm Tân: 7,25 điểm; Trung học Phổ thông Võ Trường Toản: 5,5 điểm;

Ở tỉnh Tây Ninh: Trung học Phổ thông Trần Phú: 11,25 điểm;

Ở tỉnh Đồng Tháp: Trung học Phổ thông Phú Điền, Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Khải, Trung học Phổ thông Trần Văn Năng, Trung học Phổ thông Thống Linh: 7,0 điểm…

Mặt khác, giáo viên vì thương học trò trải qua 9 năm học hoặc đang học thêm với mình; là con, cháu của người thân, lãnh đạo trường, đồng nghiệp… gửi gắm; nhưng quan trọng hơn hết là đầu năm học giáo viên đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên.
Trong kế hoạch thi đua danh hiệu bộ môn đăng ký phải không có học sinh xếp loại học lực yếu kém; rồi đăng ký phấn đấu xếp loại công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều không thể để bộ môn cuối năm có nhiều học sinh bị xếp loại học lực yếu kém.

Vì giáo viên xếp “nhằm” những em này vào loại khá giỏi, nên cũng có tình trạng khi dự thi tuyển vào lớp 10 nhiều học sinh bị điểm “liệt”.

Trong kỳ thi tuyển lớp 10 năm học 2016- 2017 ở Tây Ninh:

“Theo thống kê kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong số 5.357 học sinh thì có 232 học sinh bị điểm liệt (1 điểm trở xuống đối với các trường Trung học Phổ thông bình thường).

Riêng trường Trung học Phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha có 642 học sinh dự thi (chỉ tiêu 300), thì có 89 thí sinh bị điểm liệt một môn (dưới 2 điểm) và 11 em bị liệt hai môn; cá biệt có 19 thí sinh có điểm bài thi từ 1 trở xuống.

Năm trước toàn tỉnh có 9.438 học sinh lớp 9 thi tuyển vào lớp 10 thì có 1.612 học sinh bị điểm liệt” (Thời báo, ngày 16/6/2016).

Chất lượng học tập của học sinh như vậy, nhưng hầu hết ở các địa phương, tỉ lệ học sinh được xét tốt nghiệp Trung học Cơ sở đạt từ 99, 0% trở lên (do bậc học phổ cập).

Như kết quả tốt nghiệp Trung học Cơ sở tỉnh Bình Thuận năm 2015- 2016 đạt 99,13%; tỉnh Kiên Giang đạt 99,57%... và rất nhiều trường Trung học Cơ sở ở các địa phương đạt 100% , rất hiếm học sinh lớp 9 bị xếp loại yếu về học lực.

Đây là thực trạng mà các chuyên gia trong ngành giáo dục phải tính đến khi nêu lên quan điểm của mình đề xuất bỏ kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Bỏ thi tạo đà cho học lệch và bệnh thành tích

Hiện nay, bậc Tiểu học đang xây dựng theo mô hình trường học mới VNEN (cả nước có 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường Tiểu học), đang gây nhiều tranh cãi, còn bậc Trung học Cơ sở cũng đang thí điểm vận dụng VNEN ở một số địa phương (hơn 1.700 trường Trung học Cơ sở thuộc 61 tỉnh, thành). Nay, nếu đề nghị tiếp tục bỏ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông thay bằng xét tốt nghiệp như bậc Trung học Cơ sở, không biết các cấp quản lý giáo dục sẽ nhận định như thế nào?

Thay đổi trên liệu có đáp ứng được mục tiêu của giáo dục phổ thông theo Luật Giáo dục năm 2005 là:

“Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” hay không?

Tôi cho rằng, nếu không có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, bỏ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì tương tự như bậc Trung học Cơ sở, các em cũng sẽ học lệch, phân biệt môn chính, môn phụ. Kỳ thi tốt nghiệp rồi vẫn sẽ có nhiều em bị điểm liệt và vi phạm quy chế thi; các em không được trang bị kiến thức toàn diện vào đời hoặc tiếp tục học lên, bởi quan niệm “học để thi”.

Động lực để phấn đấu học tập trong các em cũng sẽ mất dần, bởi các em suy nghĩ đã yên tâm có một chỗ học ở các trường Đại học - Cao đẳng xét tuyển qua học bạ, hoặc ở một trường Đại học tư (Cả nước có trên 450 trường Đại học - Cao đẳng), chưa kể trường nghề và các khu công nghiệp.

Còn thầy, cô ở ở bậc Trung học Phổ thông cũng dạy thêm, đăng ký thi đua và thương học trò 12 năm học, nương tay khi xếp loại. Vì vậy, kết quả xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông cũng sẽ không đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh.

Ngoài ra, Luật Giáo dục năm 2005 quy định:

“Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Còn Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, yêu cầu:

“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.

Luật đã quy định, Nghị quyết của Đảng về giáo dục đã chỉ rõ; thiết nghĩ, kỳ thi tốt nghiêp Trung học Phổ thông Quốc gia vẫn sẽ tồn tại đến khi có Luật mới.

Vấn đề đặt ra, là ngành Giáo dục và Đào tạo, các chuyên gia trong ngành cần tìm ra giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc học phổ thông, trước khi bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia.

Theo Trần Vũ/Giáo dục Việt Nam

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​