Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Phụ huynh không nên quyết định hộ thí sinh khi chọn trường

(GDVN) - Việc gia đình tạo áp lực hoặc can thiệp quá sâu vào quá trình chọn ngành, trường xét tuyển có thể gây ra những hệ lụy không tốt cho các em.

LTS: Bàn về việc chọn ngành, chọn trường của thí sinh tham gia xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2016, thầy giáo Bùi Minh Tuấn đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Đợt xét tuyển đầu tiên mùa tuyển sinh năm 2016 đang bước vào giai đoạn “nước rút”.

Đây thực sự là bước ngoặt quan trọng ảnh hưởng tới nghề nghiệp và việc tạo dựng tương lai của các thí sinh.

Cùng với việc tiếp cận các “kênh” tư vấn tuyển sinh khác nhau từ nhà trường, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng thì gia đình có vai trò quan trọng, tác động lớn tới sự lựa chọn trường, ngành xét tuyển của mỗi thí sinh.

Các bậc phụ huynh chỉ nên định hướng thay vì áp đặt con trong việc lựa chọn ngành, trường đăng ký xét tuyển (Ảnh: tác giả).

Mặc dù vậy, việc tạo áp lực hoặc can thiệp quá sâu vào quá trình chọn ngành, trường xét tuyển có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn cho các em.

Một cảnh tượng khá quen thuộc vào mỗi dịp kì thi Đại học hay kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia (gọi theo mấy năm gần đây) là cảnh phụ huynh đưa con em đi dự thi tập trung rất đông trước các điểm thi.

Mọi công việc mưu sinh hàng ngày tạm thời được gác qua một bên để có thể “tiếp sức” cho các sĩ tử một cách tốt nhất.

Những vị phụ huynh đến từ các huyện xa cũng không nề hà cảnh “cơm niêu nước lọ” với mong muốn được sát cánh bên cạnh con trong ngày trọng đại của cuộc đời.

Hồi hộp, lo lắng, hy vọng… tất cả những nét tâm trạng ấy của các bậc phụ huynh đều bắt nguồn từ một mong muốn cháy bỏng: con mình có được một “suất” trong giảng đường Đại học để có thể có được tấm bằng mà lập nghiệp, nuôi thân.

Tâm lý sính bằng cấp đã trở thành một thứ “bệnh” ám ảnh các bậc phụ huynh đồng thời tạo nên một áp lực lớn đối với thí sinh.

Áp lực mùa thi là nguyên nhân quan trọng khiến cho không năm nào là không xảy ra những chuyện đau lòng, đáng tiếc: có học sinh tự vẫn do không làm tốt bài thi; có thí sinh đã ngất xỉu ngay tại phòng thi do quá căng thẳng trong môn thi Đại học đầu tiên…

Xảy ra tình trạng trên là bởi ai cũng muốn lọt qua “khe cửa hẹp” để có một “chân” trong giảng đường Đại học, hy vọng sau bốn, năm năm đèn sách ở giảng đường Đại học có thể có được tấm bằng“đẹp” làm “giấy thông hành” vào đời.

Về ý tưởng, yêu cầu có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ khi tuyển dụng hay bổ nhiệm cán bộ là điều tốt bởi nó thúc đẩy nhu cầu học tập của xã hội.

Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc, coi trọng bằng cấp, xem nó là tiêu chí duy nhất khi tuyển dụng nhân sự, đề bạt cán bộ nghĩa là nếu bằng cấp là yếu tố tối quan trọng cho cơ hội được tuyển dụng, thăng tiến thì nó sẽ trở thành một áp lực ghê gớm đè nặng lên người học.

Người ta sẽ phải bằng mọi cách để có được mảnh bằng!

Áp lực ấy được các phụ huynh “truyền lại” cho con em để rồi không chỉ các năm cuối cấp mà gần như từ những năm mẫu giáo đến hết tuổi học trò, mỗi học sinh phải gồng mình nhồi nhét kiến thức với mục tiêu duy nhất là cổng trường Đại học.

Việc đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của bằng cấp đã sớm hình thành ở học sinh tư tưởng xem thi cử, đỗ đạt là con đường duy nhất để lập thân.

Và khi thất bại, đã xuất hiện tư tưởng cực đoan xem đó là dấu chấm hết của cuộc đời, từ đó dẫn đến những cách hành xử tiêu cực.

Việc trở thành sinh viên Đại học còn là áp lực lớn đối với mỗi thí sinh còn bởi đó là cách để làm rạng danh gia đình, dòng họ.

Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng chỉ khi con em mình được học Đại học thì lúc đó họ mới có điều kiện “nở mày, nở mặt” với đời. Và thế là, họ bắt buộc, dồn ép con em phải học, phải thi, phải đậu bằng bất cứ giá nào.

Nhiều vị phụ huynh cứ ép con phải học mà không quan tâm đến sức học, năng lực, sở trường của chúng.

Một số người can thiệp quá sâu vào việc lựa chọn ngành nghề bằng cách bắt buộc con em phải đăng ký xét tuyển vào trường này, ngành nọ mà không để ý xem liệu khả năng của con em mình có “kham” nổi hay không.

Nhiều học sinh có học lực làng nhàng, dù biết rõ rằng sức học của mình không đủ để “trèo cao” nhưng vẫn “nhắm mắt đưa chân” cốt chỉ để làm yên lòng gia đình.

Thực tế trên đã gây ra một sự lãng phí không nhỏ về thời gian, tiền của cho gia đình và xã hội.

Nhằm giảm áp lực phải vào bằng được cổng trường Đại học của các thí sinh, trước hết, gia đình cần xác định rõ về mặt tư tưởng rằng: cổng trường Đại học không phải là sự lựa chọn duy nhất.

Thay vì can thiệp thô bạo vào việc lựa chọn trường, ngành học của con ở bậc Đại học, các bậc phụ huynh cần định hướng để con em mình căn cứ kết quả điểm số, vào khả năng, sức học thực tế của bản thân, từ đó mà đưa ra quyết định nên đăng ký xét tuyển vào trường nào vừa phù hợp với năng lực học tập, vừa đáp ứng được sở thích, thiên hướng, năng khiếu.
Qua tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên và thực tế kết quả học tập của con ở bậc học phổ thông, nếu thấy lực học của con còn hạn chế, tự lượng thấy không đủ để “vượt vũ môn” thì các bậc phụ huynh nên hướng cho con chọn một hướng đi khác phù hợp với thực tế.

Các trường trung cấp, dạy nghề có thể là địa chỉ để thí sinh lựa chọn.

Điều này càng đáng lưu tâm nhất là trong bối cảnh hiện nay, thị trường việc làm đang có xu hướng “thừa thầy thiếu thợ”.

Bên cạnh đó, việc biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con, cho con được quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích còn là cách giúp con gắn bó với công việc để có thể gặt hái được những thành công trong tương lai.

Theo Bùi Minh Tuấn/Giáo dục Việt Nam

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​