Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An với việc nâng cao chất lượng đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

TS. Lê Đình Viên
Chủ tịch HĐQT - Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

I. Đặt vấn đề

     Chất lượng đào tạo là yếu tố sông còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Nó không chỉ là cơ sở để tạo niềm tin và từ đó thu hút người học mà còn là tạo sự yên tâm cho người sử dụng, và tất cả những điều đó xác lập uy tín và hình thành thương hiệu cho đơn vị giáo dục và đào tạo.

     Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, ngay từ đầu thành lập và đi vào hoạt động đã quan tâm đến chất lượng đào tạo bằng các biện pháp khác nhau và đến nay đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi; Nếu xem xét số sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm qua thi tuyển đã vượt trên một số người dự tuyển thuộc các trường Đại học khác, kể cả sinh viên thuộc các trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã chứng tỏ điều đó.

     Sở dĩ đạt được những thành tích quan trọng trên do nhà trường đã xác định và quan tâm đến các yếu tố cơ bản nhằm nâng cao đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

     Chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục, thông thường phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau đây:
          - Chất lượng sinh viên đầu vào
          - Chất lượng giáo trình và sách giáo khoa
          - Chất lượng các đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý
          - Các mối liên kết lớn trong và bên ngoài các quá trình đào tạo.v.v…
     Mọi người điều biết, yếu tố quan trọng ban đầu của việc quyết định chất lượng đầu ra là chất lượng đầu vào. Tuy nhiên chất lượng đầu vào không hoàn toàn quyết định đến chất lượng đầu ra, bởi lẽ, như đã đề cập ở phần trên, đó còn là chất lượng của nhiều yếu tố còn lại cộng với môi trường giáo dục mà người học đang tiếp nhận. Chất lượng đầu vào ở các nước trên thế giới và cả nước ta, các trường Đại học khối công lập bao giờ cũng cao hơn các trường thuộc khối ngoài công lập do cơ chế nhà nước bảo hộ và chọn lọc nhân tài. Điều đó là hiển nhiên, Biết rõ chất lượng đầu vào còn thua kém so với các trường Đại học khối công lập, trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, ngay từ đầu đã biết chăm lo đến các yếu tố còn lại. Các trường Đại học ngoài công lập trong đó có trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã nhận thấy điều đó và do vậy ngay từ đầu đã chăm lo đến các yếu tố khác để nâng cao chất lượng đầu ra…

II. Các yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo và kết quả đạt được

1. Các yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo
a. Chất lượng các đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý
     Dù ở bất cứ Đại học nào, đối tượng mà sinh viên trực tiếp được truyền đạt kiến thức là cán bộ giảng dạy. Hiểu được tầm quan trọng của nó, ngay từ đầu trường đã sớm hình thành một đội ngũ cán bộ giảng dạy có năng lực chuyên môn và có tâm huyết, đủa sức đảm nhận về cơ bản các môn học chủ chuyên môn và có tâm huyết, đủ sức đảm nhận về cơ bản các môn học chủ yếu thuộc chương trình giáo dục và đào tạo thuộc các ngành học khác nhau.
     Đến nay nhà trường đã tuyển chọn hơn 400 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng theo nguyện vọng lâu dài, trong số đó 308 giảng viên cơ hữu trong đó 2 giáo sư, 3 phó giáo sư, 37 tiến sĩ, 66 thạc sĩ và còn lại đại học và trên đại học đang học thạc sĩ được bố trí giảng dạy cho bậc đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
     Ngoài ra trường còn được Ban Tuyên giáo Trung ương đồng ý chủ trương về nhân sự, Bộ Thông tin cấp phép hoạt động tạp chí Kinh tế Công nghiệp Long An, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN 0866-8124 với chính chủ tịch Hội đồng quản trị - Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách Tổng Biên tập.
b. Quan tâm thích đáng đến cơ sở vật chất của đào tạo
     Cơ sở vật chất của đào tạo được hiểu rất rộng – đó là các giảng đường, ký túc xá, các phòng thí nghiệm, các phương tiện dạy học, các thư viện…
     Ý thức được tầm quan trọng này, ngay từ đầu nhà trường đã rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất, với các giảng đường khang trang, thoáng mát với các phương tiện dạy học hiện đại như các máy chiếu, máy tính, phòng lap, internet, wifi…, hình thành một thư viện với gần 20,000 sách các loại bao gồm các sách tham khảo và sách giáo khoa thuộc các ngành học của nhà trường. Hiện trường đã có 4 cơ sở đào tạo: cơ sở 1 tại quốc lộ 1A, phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An, với diện tích 5 ha; cơ sở 2 tại cụm Công nghiệp Đức Hòa, với diện tích 2ha; đang quy hoạch cơ sở 3 tại xã Hướng Thọ Phú – TP. Tân An, với diện tích 40ha và cơ sở 4 tại Huyện Tân Thạnh, với diện tích 20ha. Nhà trường còn xây dựng phòng thí nghiệm ảo, phòng thực tập mô phỏng, thư viện điện tử, sử dụng điện toán đám mây v.v...
Tất cả những gì thuộc về cơ sở vật chất của đào tạo nói trên là nền tảng quan trọng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và kể cả sẽ còn mở rộng thêm trong tương lai.

c. . Nâng cao và đáp ứng đầy đủ giáo trình và sách giáo khoa thuộc các môn học khác nhau.
     Ngoài ra việc xây dựng giáo trình giảng dạy và học tập chính là việc hết sức quan trọng. Ngay từ năm học đầu tiên, nhà trường đã cho biên soạn các giáo trình thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, Tiếng Anh và Tin học. Cùng với giáo trình do nhà trường biên soạn, các khoa và bộ môn đã đáp ứng đầy đủ các loại sách giáo khoa cho từng môn học, tuyệt đối không để diễn ra tình trạng giảng chay và học chay. Đặc biệt nhà trường đã nghiên cứu đề án nghiên cứu giảng dạy mới bằng sơ đồ tư duy, đã đào tạo được lớp hạt giống với hơn 50 giảng viên trẻ theo học và đang từng bước nghiên cứu áp dụng.
d. Xác lập các mối liên kết trong đào tạo.
     Với nhận thức là ở mỗi cơ sở đào tạo đều có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, và để sử dụng các mặt mạnh của nhau, xuất hiện nhu cầu liên kết trong đào tạo. Nhà trường đã liên kết với Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Vinh, Đại học Luật....để đào tạo sinh viên các ngành mà trường chưa được phép đào tạo và giao lưu trao đổi các giảng viên ưu tú ở các trường liên kết.
     Trường cũng đã mời các chuyên gia nổi tiếng và thành đạt đến để truyền đạt kinh nghiệm thực tế cũng như các kỹ năng sống, kỹ năng thực hành...
     Trường còn liên kết với các trường danh tiếng ở nước ngoài và đang báo cáo Bộ xin chủ trương để triển khai.
     Ngoài ra nhà trường cũng đã tổ chức phân loại để kèm cặp sinh viên yếu kém ở đầu vào, nhằm có điều kiện giúp họ đuổi kịp với sinh viên có đầu vào khá hơn.
     Theo hướng đó, sinh viên khi trúng tuyển và nhập học, nhà trường tiến hành ngay phân loại A, B và C.
     Loại A+ là sinh viên loại khá được vào lớp sinh viên học tập sáng tạo theo mô hình Đại học sáng tạo.
     Loại A là sinh viên có trình độ đạt chuần được miễn học bổ sung kiến thức.
     Loại B và C là 2 đối tượng cần thiết phải tổ chức kèm cập và bồi dưỡng về 3 môn: toán, sinh ngữ và vi tính.
     Với nhóm B, nhà trường tổ chức kèm cặp và bồi dưỡng với thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng
     Với nhóm C, nhà trường tổ chức kèm cặp và bồi dưỡng với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm
     Việc bồi dưỡng kèm cập này do giáo viên của từng môn học đảm nhận và nhà trường không thu thêm bất kỳ một loại học phí nào. Tất cả đều được nhà trường hỗ trợ cho sinh viên có thể theo kịp các bạn loại A trong quá trình học tập.
Bằng cách làm này đã có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao trình độ của sinh viên khi nhập học và giúp sinh viên đủ khả năng đuổi kịp so với sinh viên đã đạt chuẩn đầu vào để bắt đầu trong cuộc cạnh tranh đến đích tốt nghiệp, sao cho sản phẩm tốt nghiệp đạt chuẩn của thị trường lao động hiên nay.
2. Kết quả đạt được
     Với những bước đi như trên nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng cho sinh viên và đã có kết quả là tạo ra tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn, được cơ sở sử dụng đánh giá tốt và phần đông đã được tuyển dụng qua các đợt thi tuyển lao động. Trong tổng số sinh viên vừa tốt nghiệp đã có đến hơn 70% sinh viên có việc làm ngay khi vừa nhận được bằng tốt nghiệp tạm thời, đặc biệt sinh viên còn nợ môn chưa tốt nghiệp cũng được một số cơ sở tuyển dụng. Đây là một dấu son của trường.
     Đạt được những kết quả trên, ngoài những cố gắng liên tục của Nhà trường, còn có sự lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, các Cấp ủy và Đảng và chính quyền địa phương và sự phối hợp của các trường đại học bạn, trong đó các giảng viên thỉnh giảng nổi tiếng nhiều kinh nghiệm đã tạo nên không khí và môi trường học tập và nghiên cứu tốt giúp trường đạt kết quả như trên.
     Chúng tôi một lần nữa xin trân trọng và biết ơn các cấp lãnh đạo kể cả các trường bạn trong nước và quốc tế đã và đang hỗ trợ cho trường. Hy vọng, với sự cố gắng này, trường Đại học Kinh tế Công ngiệp Long An sẽ xứng đáng với lòng tin của người học, của các đơn vị sử dụng cùng những tổ chức và cá nhân luôn quan tâm đến sự lớn mạnh của Nhà trường./.

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​