Công bằng xã hội trong giáo dục đại học

            Cần tạo cơ hội công bằng cho tất cả sinh viên/học sinh muốn và đang học
           Ở nước ta hiện nay có thể nói một trong những rảo cản to lớn nhất của sinh viên là học phí. Câu nói mà cha mẹ hay cô chú nhắc nhở cho con cháu là “ nhà có điều kiện thì cứ học lên cao”. Nói như vậy thì khác gì nhà không có điều kiện nên ngừng học. Chính tư tưởng đó làm cho số đông học sinh chán nản bỏ học. Một số khác có thể thắt lưng buộc bụng để theo học nhưng với hoàn cảnh như thế thì làm sao có thể theo đuổi bài vở và hoàn thành môn học tiêu chuẩn như những sinh viên có điều kiện- những bạn chỉ tập trung vào mỗi việc học. Vì lý do kinh tế mà hạn chế nguồn cung cấp nhân tài hoặc thậm chí có thể lụn bại dần thế hệ tương lai thì thật sự cái được không bù nổi cái mất.

trương DLAjpgCông bằng giữa các trường đại học là khách quan, công bằng giữa so sánh trường công và trường tư

           Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục “của dân, do dân, vì dân”. Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ mong muốn “ai cũng được học hành”. Vậy trong thực tế đã có ai học tập và làm theo lời dạy của Bác chưa?
           Một phần nữa là sự chênh lệch trong chính sách hỗ trợ giữa sinh viên trường công lập và ngoài công lập. Sinh viên trường công lập chỉ cần đóng 30%, còn lại 70% được Nhà nước hỗ trợ, ngoài ra còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác. Trong khi sinh viên trường ngoài công lập chẳng những cất bước gian nan mà còn tương lai không được đảm bảo bởi những định kiến của xã hội. Thực tế cho thấy có rất nhiều lý do để những người theo học chọn trường ngoài công lập và kết quả tuyển sinh hay thi đại học cũng không tiêu biểu cho tài năng/tiềm năng chính thức của một sinh viên. Đứng ở góc độn Quản lý giáo dục, hệ thống các trường ngoài công lập đã tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh được vào đại học (khoảng 15%) trong khi Nhà nước không phải mất ngân sách đào tạo. Nhìn ra thế giới, những nền giáo dục tiên tiến đều phải được hỗ trợ từ các chính sách khỏe mạnh và công bằng. Ví dụ như ở Đài Loan, sinh viên nước ngoài chỉ cần tham gia và đậu kỳ thi tiếng Trung của Bộ giáo dục Đài Loan thì sẽ được nhận học bổng tùy theo mỗi cấp độ bất kể là sinh viên của trường công hay tư.

            Công bằng và bình đẳng giữa các trường đại học
           Mặc dù ngoài xã hội còn nhiều con đường khác để đi thế nhưng đại học vẫn là nơi đào tạo chính của một quốc gia, là nơi cung cấp nhân tài và lực lượng nối tiếp trong tương lai. Ở đây bao gồm cả trường công lập lẫn ngoài công lập. Số lượng nhân tài được đào tạo từ trường công lập có thể cao hơn nhưng số lượng người thành công được đào tạo từ trường ngoài công lập vẫn không kém. Chỉ riêng ở Long An, trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An trong 7 năm hoạt động đã đào tạo hơn 7,000 sinh viên tốt nghiệp ra trường và hiện đang công tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội trong và ngoài tỉnh.
           Trong các nghị quyết của Đảng và Nhà nước cho thấy sự đề cao về quyết tâm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh để mọi người có quyền hưởng thụ nền giáo dục đào tạo nâng cao. Thực tế cho thấy các trường đại học ngoài công lập đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục này. Tổng số sinh viên các trường ngoài công lập hiện nay chiếm gần 15% tổng số sinh viên. Ngoài ra mỗi năm hệ thống trường ngoài công lập cung cấp hơn 300,000 chỗ học cho học sinh cả nước. Điều này cho thấy tiềm năng của các trường ngoài công lập là không nhỏ nhưng nước ta lại chưa tận dụng triệt để hết. So với các nước khác (VD: Nhật Bản có hơn 75% trường đại học là trường tư) thì Việt Nam cần nhiều đầu tư và chính sách hỗ trợ hơn cho hệ thống các trường ngoài công lập.

             Công bằng và bình đẳng khi tuyển dụng
           Cần hạn chế và chấm dứt tình trạng tuyển dụng căn cứ vào bằng cấp mà bỏ qua năng lực, trình độ thực sự của sinh viên tốt nghiệp. Như vậy mới có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nguồn cung cấp lao động và là động lực cho học sinh/sinh viên yên tâm trong quá trình đào tạo thành rường cột của nước nhà, của Đồng bằng Sông Cửu Long, của tỉnh Long An.
           Kết luận
           Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Giáo dục đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.”
           Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí là nhiệm vụ xuyên suốt, bao trùm lên tất cả hoạt động giáo dục và đào tạo ở mỗi cấp học mà đặc biệt là giáo dục đại học. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục phải nâng dần mức độ từ bình đẳng cho tất cả người học đến bình đẳng giữa các trường- trường đại học. Sự chênh lệch trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tạo nên sự khác biệt và hơn cả là sự phân biệt nặng nề giữa trường công lập và trường ngoài công lập. Xét về mặt bản chất, giáo dục đào tạo vun trồng thế hệ tiếp nối và các trường đều có nhiệm vụ xây dựng thế hệ này. Chính vì thế, công bằng xã hội trong giáo dục đại học cần được thực hiện, phải tạo sự công bằng cho tất cả học sinh, sinh viên, đó là điều mà xã hội chúng ta mong muốn và đó cũng là thông điệp mà chính chúng ta – những người lớn- gửi đến những người trẻ - những chủ nhân của đất nước – tương lai của tất cả chúng ta.

TS. Lê Đình Viên

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​