Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
- Details
- Đăng ngày 17/08/2016 Lượt xem: 4128
Trích từ Tạp chí Kinh tế Công nghiệp Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An: Tạp chí Số 09 - Tháng 06/2016
Hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong mối quan hệ với chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang là bài toán cần lời giải ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH gắn liền với việc sử dụng những nguồn lực xã hội lớn. Nó đòi hỏi phải tạo nên hiệu quả xã hội tương ứng. Do hoạt động “Cho vay không vì lợi nhuận” nên cần phải cân nhắc chiến lược cho vay tối ưu. Liệu việc giảm bớt nghèo đói có tương ứng với những nguồn lực của xã hội mà NHCSXH sử dụng để cho vay? Công cuộc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, của mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội. Công cụ tín dụng Ngân hàng - dù phục vụ cho xoá đói giảm nghèo - cũng chỉ áp dụng đối với người vay có thể trả gốc và một phần lãi (tín dụng chính sách). Hiệu quả của NHCSXH không phải là mở rộng cho vay chính sách với việc gia tăng cấp bù; vì càng mở rộng cho vay, cấp bù của Ngân sách càng lớn. Hiệu quả hoạt động của NHCSXH cần được thể hiện thông qua (i) số hộ vay chính sách thoát được đói nghèo hoặc trả được nợ và (ii) tiết kiệm chi ngân sách trên một đồng dư nợ. Vì vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội cần được quan tâm, nhìn nhận, tìm ra những khó khăn, tồn tại để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để hoạt động này mang lại hiệu quả hơn.