Học sinh nam và nữ cần được đối xử bình đẳng
- Details
- Đăng ngày 22/10/2020 Lượt xem: 3410
(NLĐO) - Bình đẳng giới thường gắn liền với nhiều mức độ của sự phát triển kinh tế, hòa bình và hạnh phúc ở mọi cấp độ xã hội. Nữ giới và nam giới cần nhận được coi trọng như nhau
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM đã tổ chức buổi tọa đàm với các khách mời để tìm hiểu làm thế nào chúng ta có thể nâng cao nhận thức cho các thế hệ trẻ về việc thu hẹp khoảng cách giới và tạo ra một sân chơi bình đẳng để đạt được tiềm năng phát triển lớn hơn.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Robert Greenan, Phó Tổng Lãnh sự Mỹ cho biết, hằng ngày, phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang phải đối mặt nguy hiểm trên khắp thế giới đó là bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử trong công việc, tiếp cận với các cơ hội giáo dục chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội, nạn buôn bán người. Thậm chí là sự phân biệt về độ tiếp cận công nghệ đối với phụ nữ và trẻ em gái, vì vậy có thể thu hẹp khoảng cách giới đó và cách chúng tôi có thể tạo ra. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra giải pháp cho những thách thức này ngay khi gặp phải rào cản sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới.
Đưa ra những giải pháp cho sự phân biệt giới tính trong công việc, bà Thái Vân Linh, giảng viên của chương trình Phát triển Kỹ năng Lãnh đạo Chuyên nghiệp cho rằng, có ba điều bạn cần phải quan tâm nếu muốn xóa bỏ phân biệt giới tính, đó là bạn phải giỏi những gì bạn làm, bạn phải hiểu những điều bạn đang làm và cuối cùng là tìm một người cố vấn.
"Bạn cần làm thật tốt công việc của mình, người quản lý sẽ đánh giá điều đó và bạn sẽ được nhận kết quả tốt hơn những nam giới mà không làm được việc" – bà Linh nhấn mạnh.
Các chuyên gia trả lời những vấn đề liên quan về bình đẳng giới
Ông Hồ Thái Bình, Giám đốc Survival Skills Việt Nam nhận thấy hai năm gần đây Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong sự phân biệt nam và nữ, phái yếu đã thực sự cân bằng quyền lợi như phái mạnh. Môi trường xã hội và gia đình là hai yếu tố quyết định sự phát triển nhận thức, tư duy của mỗi người. Nên giáo dục giới tính, giáo dục sự bình đẳng ngay trong gia đình, không để quan niệm "trọng nam khinh nữ" trở thành văn hóa.
Tại Trường ĐH RMIT Việt Nam có nhiều phương pháp dạy để thu hẹp khoảng cách giới. Theo bà Felicity Brown, quản lý Phòng Tư vấn và Phát triển Nghề nghiệp trường này cho hay, luôn có sự khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, họ luôn có cách làm khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng chúng ta cần một môi trường giáo dục hòa đồng, nên cần có những chương trình giáo dục phù hợp.
Theo Ng. Thuận