Việt Nam cần thực thi chính sách tiền tệ nào để thúc đẩy tăng cường kinh tế bền vững khi TPP có hiệu lực
- Details
- Đăng ngày 02/08/2016 Lượt xem: 1344
Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước thành viên ký kết vào ngày 4-2-2016 tại New Zealand. Theo kế hoạch, Hiệp định TPP dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2018 khi được 12 quốc gia thành viên phê chuẩn.
Nhằm có cái nhìn toàn diện về TPP và tạo một diễn đàn để trao đổi, chia sẻ những thông tin, nhìn nhận những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi gia nhận TPP, ngày 30-7-2016, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Việt Nam cần thực thi chính sách tiền tệ nào để thúc đẩy tăng cường kinh tế bền vững khi TPP có hiệu lực”.
ThS. Lê Thị Mỹ Hiền tham luận tại hội thảo
Hội thảo có sự hiện diện của ThS. Lê Thị Mỹ Hiền- Trưởng phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Long An; TS. Lê Đình Viên- CT HĐQT, Hiệu trưởng Trường DLA; PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn- Phó CTHĐ khoa học Trường DLA, Ông Dương Quốc Xuân – Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Long An, CT Hội đồng tư vấn DLA cùng các phó Hiệu trưởng, trưởng các phòng, khoa, ban, trung tâm, tạp chí, các đại biểu từ các khoa, phòng, ban, trung tâm, học viên cao học Tài chính Ngân hàng, các chuyên gia trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính trong và ngoài trường…. Hội thảo nhận được nhiều tham luận có chất lượng của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài trường.
Hội thảo tập trung vào các nội dung chính: 1. Lựa chọn chính sách tiền tệ phù hợp để thúc đẩy nền Kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay; 2. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Long An đầu tư vốn góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 3. Những tác động của TPP đến xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; 4. Một số giải pháp bổ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP; 5. Cam kết thuế quan trong TPP và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam; 6. Điều hành tỷ giá hối đoái khi TPP có hiệu lực….
Học viên cao học Nguyễn Ngọc Hùng Cường trình bày những vấn đề đặt ra về thuế cho Việt Nam khi TPP có hiệu lực
Đối với Việt Nam, tham gia TPP là bước đi quan trọng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nền kinh tế, đồng thời là động lực to lớn trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và cải thiện sức khỏe của nền kinh tế. Những cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải sau khi gia nhập TPP, nhất là khi mà các thỏa thuận trong TPP bắt đầu có hiệu lực.
TS. Lê Đình Viên nhấn mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng được DLA đặt lên hàng đầu. Chất lượng của các bài nghiên cứu khoa học được nâng cao. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hội thảo nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động thế mạnh này.
Hội thảo khoa học “Việt Nam cần thực thi chính sách tiền tệ nào để thúc đẩy tăng cường kinh tế bền vững khi TPP có hiệu lực” là động thái tích cực, có ý nghĩa quan trọng phân tích những ảnh hưởng của TPP và điều cần thiết là phải có chính sách tiền tệ phù hợp cho nền kinh tế khi mà TPP có hiệu lực. Từ đó đề xuất các giải pháp, nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng mà TPP mang đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đại biểu và diễn giả chụp ảnh lưu niệm
Theo Ban Thông tin/Trường DLA