Hóa chất độc hại trong hoa quả gây hỏng mắt
- Details
- Đăng ngày 18/06/2015 Lượt xem: 1673
Các loại hóa chất độc hại mà nhiều thương lái sử dụng để thúc chín hoa quả có có thể gây hỏng mắt vĩnh viễn, ung thư, ảnh hưởng tới hệ thần kinh…
Loại hóa chất thúc chín xoài là chất gì?
Thông thường, trái xoài khi được thu hái lúc đầu vụ thì bán sẽ được giá cao. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa xoài thời điểm đó thường là trái non. Vì thế để thúc chín xoài non, rút ngắn thời gian làm chín cũng như có mẫu mã bắt mắt, các thương lái ở Ấn Độ vẫn vô tư sử dụng chất làm chín nhân tạo.
Hậu quả là người tiêu dùng nhiều khi bị “đánh lừa” vì khi nhìn bên ngoài, mã trái cây trông ngoài rất đẹp nhưng ăn thường nhạt, không mùi vị, chất lượng rất kém. Được biết, chất được sử dụng để thúc xoài chín có tên gọi là canxi cacbua.
Theo thông tin trên báo Chất lượng Việt Nam, canxi cacbua hay còn gọi là đất đèn là hợp chất hóa học có công thức là CaC2. Màu sắc của đất đèn phụ thuộc vào kích cỡ và tạp chất, từ đen cho đến trắng xỉn.
Canxi cacbua là chất cấm, không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây ung thư . Chất này đang được các thương lái Ấn Độ hám lời vô tư sử dụng, mặc dù Cục Tiêu chuẩn & An toàn Thực phẩm Ấn Độ đã cấm sử dụng hóa chất này.
Ngoài ra, theo thông tin trên báo Dân Trí, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương cho biết, hoạt chất Ethrel trong chất thúc chín cũng có trong cả đất đèn song nếu dùng ở dạng lỏng để bôi hoặc ngâm tẩm hoa quả thì rất độc hại.
Tên phiên âm của loại hóa chất này là “thúc chín tố”- một hợp chất hữu cơ do nhiều xí nghiệp khác nhau ở Trung Quốc sản xuất. Đây là một chất có tính acid và dễ bị ôxy hóa khi để ngoài không khí.
Mặt khác, nếu tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33% có thể bị ngất xỉu. Các triệu chứng của ngộ độc acetylene thường là khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn...
11 loại hoa quả chứa vô số hóa chất độc hại
Nho Trung Quốc: Cục Bảo vệ Thực vật xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nho Trung Quốc nhập khẩu qua cửa Lào Cai vượt mức cho phép 3-5 lần. Loại trái cây này đang bán tràn lan ở Việt Nam và nhất là đồng bằng Cửu Long dưới nhãn nho Mỹ.
Xoài: Cơ quan chức năng cũng cảnh báo người tiêu dùng cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
Đào Trung Quốc: Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
Mận tươi: Ngày 17/9, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn họp công bố những loại thực phẩm nhiễm hóa chất, ảnh hưởng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số những thực phẩm được công bố trong danh sách thì mận tươi nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Lựu: Cùng chung danh sách với mận lựu được nhập khẩu từ Trung Quốc cũng được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liệt vào trong danh sách các loại thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Nhãn: Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
Táo Trung Quốc: Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Lê: Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra lê bị ngâm tẩm nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra quả lê hương vị không tự nhiên, có mùi hắc của hóa chất.
Dưa hấu: Cơ quan chức năng cũng cảnh báo, người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
Chuối: Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Chuối bị ép chín bằng hóa chất dễ nhận ra nhất là quả chuối vàng ươm nhưng cuống vẫn tươi xanh. Khi ăn, thịt chuối không thơm và rất dễ bị nẫu.
Chôm chôm: Chôm chôm cũng là một loại trái cây thường xuyên bị sử dụng hóa chất để ép chin và giữ được độ tươi lâu hơn.
Theo Khánh Ly/moitruong.com.vn