88% bệnh tật do biến đổi khí hậu

          Mặc dù 88% bệnh tật ngày nay do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến trẻ em ở các quốc gia đang phát triển, nhưng nguyên nhân rõ ràng là do mức độ phát thải khí nhà kính cao.

         Biến đổi khí hậu dường như là nguyên nhân chính dẫn đến đợt nóng kinh hoàng vừa xảy ra ở Ấn Độ khiến hơn 2.500 người tử vong, theo một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).


          Nghiên cứu mới nhất của các tiến sĩ về môi trường Úc (DEA) phát hiện ra rằng, sự nóng lên toàn cầu có thể khiến trẻ em dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do hành vi của trẻ cho thấy trẻ có nguy cơ, cơ thể của trẻ có sự phản ứng khác nhau, trẻ nhỏ phụ thuộc vào người khác, và chúng có thể phải tiếp xúc cả đời với các tác hại tiềm ẩn.

         Các bác sĩ lo ngại trẻ em Úc phải hứng chịu những ảnh hưởng sức khỏe do hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng lên, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng và nắng nóng thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

         Các bác sĩ cũng lo lắng rằng, nhiệt độ là nguyên nhân khiến các bệnh lây lan do muỗi như sốt xuất huyết ở các khu vực xa hơn về phía nam tăng cao, ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm không khí, và tăng dị ứng phấn hoa trong không khí dẫn đến tỷ lệ bệnh sốt cỏ khô và hen suyễn tăng cao.

         Nghiên cứu gần đây từ Brisbane và Bệnh viện Nhi Westmead ở Sydney, Úc đã chứng minh rằng nhiệt độ cao làm tăng tỷ lệ trẻ nhập viện vào khoa cấp cứu do bệnh sốt, viêm dạ dày ruột và hen suyễn.

         Trẻ em dễ bị tổn thương bởi các bệnh có liên quan đến nắng nóng do chúng mải chơi ngoài trời, không uống nước đầy đủ và thiếu khả năng kiểm soát môi trường. Khối lượng cơ thể của trẻ nhỏ hơn tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể và yêu cầu sử dụng nước trên một đơn vị trọng lượng cao hơn; hệ thống miễn dịch còn non nớt của trẻ có thể khiến chúng mắc bệnh nhiễm trùng như viêm dạ dày ruột.

         Sự phát triển não bộ liên tục của trẻ em, cùng với sự phụ thuộc của trẻ vào người chăm sóc cũng làm cho trẻ dễ bị tổn thương về tình cảm và ảnh hưởng nhận thức khi chứng kiến các sự kiện thời tiết cực đoan như cháy rừng và lũ lụt.

         Cuộc khảo sát về trẻ em sau sáu tháng xảy ra cháy rừng ở Canberra (năm 2003) cho thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc các vấn đề về hành vi và cảm xúc cao hơn nhiều và gần một nửa số trẻ được khảo sát có các triệu chứng rối loạn stress sau chấn thương.

100 triệu người sẽ chết do biến đổi khí hậu?

         Hơn 100 triệu người sẽ chết và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,2% vào năm 2030 nếu thế giới thất bại trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, theo báo cáo của tổ chức nhân đạo DARA.

         Theo báo cáo mới nhất của tổ chức nhân đạo quốc tế DARA, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới hành tinh của chúng ta, bao gồm băng tan chảy, thời tiết cực đoan, hạn hán và mực nước biển tăng. Những tác động tiêu cực này sẽ đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân trên thế giới.

         Báo cáo ước tính rằng, khoảng 5 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật do hậu quả của biến đổi khí hậu và khí thải CO2. Con số người tử vong thậm chí còn có thể tăng lên 6 triệu người/năm vào năm 2030, nếu mức độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay vẫn tiếp diễn. Khoảng hơn 90% nạn nhân tử vong thuộc các quốc gia đang phat triển.

         Báo cáo của DARA cũng cho biết ảnh hưởng của biển đổi khí hậu đối với con người và nền kinh tế có thể xảy ra ở 184 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2030.

“Một cuộc khủng hoảng kết hợp giữ CO2 và khí hậu ước tính sẽ khiến 100 triệu người tử vong trong thời gian từ hiện tại cho đến cuối thập kỷ tới”, báo cáo cho biết.

         Báo cáo cũng ước tính ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể làm giảm tổng thu nhập toàn cầu khoảng 1,6% (tương đương 1.200 tỷ USD) mỗi năm và GDP toàn cầu sẽ giảm 3,2% vào năm 2030, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng với mức hiện nay.

         Những quốc gia kém phát triển sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do họ phải đối mặt với những nguy cơ hạn hán, thiếu nước sạch, mất mùa, nghèo đói và bệnh tật. DARA cho biết GDP của các quốc gia này có thể giảm tới 11% vào năm 2030 do biến đổi khí hậu.

Theo Minh Cường/moitruong.com.vn

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​