Công nghệ rẻ tiền để biến nước mặn thành nước uống


         (Chinhphu.vn) - Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Alexandria (Mỹ) đã đưa ra một phương pháp đơn giản, rẻ tiền trong việc biến nước mặn thành... nước uống.
         Hiện nay, khử nước mặn là phương pháp duy nhất khả thi để cung cấp nước cho bộ phận dân cư đang gia tăng. Hầu hết các nhà máy khử mặn ở Ai Cập và các nước Trung Đông đều phụ thuộc vào một quy trình nhiều bước dựa vào thẩm thấu ngược, đòi hỏi hạ tầng đắt đỏ và nguồn điện lớn. Các nhà máy cũng thải ra khối lượng lớn nước mặn nồng độ cao và các chất ô nhiễm khác trở lại biển như một phần của quá trình khử mặn, gây tác động xấu đến môi trường biển.

         Đó là lí do công cuộc tìm kiếm một phương pháp giá rẻ, sạch và tiết kiệm năng lượng hơn để khử nước mặn vẫn đang tiếp tục.

         Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Alexandria thông báo họ đã phát triển được một phương pháp mới để lọc nước biển bằng các vật liệu dễ sản xuất với chi phí thấp ở hầu hết các nước và một phương pháp không phụ thuộc vào điện năng.

         Công nghệ mới sử dụng phương pháp phân tách các chất lỏng và chất rắn, gọi là bốc hơi thẩm thấu qua màng (Pervaporation). Đây là một qui trình 2 bước. Bước một liên quan đến lọc chất lỏng qua màng gốm hoặc polime, còn bước hai làm bay hơi và thu gom nước ngưng tụ.

         Phương pháp bốc hơi thẩm thấu qua màng nhanh, an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn các phương pháp thông thường. Phương pháp này đã được áp dụng nhiều năm qua nhưng màng được sử dụng trong bước một vẫn khó sản xuất và giá thành cao.

         Đột phá trong nghiên cứu này là việc phát minh ra một loại màng mới hút muối được nhúng bột xenlulô axetat để sử dụng trong bước một của quá trình bốc hơi thẩm thấu qua màng. Bột xenlulô axetat là chất xơ chiết xuất từ bột gỗ và theo các nhà nghiên cứu, nó dễ sản xuất với chi phí thấp trong bất cứ phòng thí nghiệm nào.

         Theo báo cáo nghiên cứu, màng này có thể nhanh chóng khử mặn nước biến có hàm lượng muối cao và thậm chí lọc nước biển bị ô nhiễm nặng. Màng cũng có thể được sử dụng để thu gom các chất ô nhiễm và tinh thể muối để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

         Nếu các nhà khoa học chứng minh tính được tính khả thi thương mại của sản phẩm thì đây sẽ là phương pháp thay thế triển vọng cho các nước đang phát triển nơi điện và nước là nguồn tài nguyên khan hiếm.

Theo Thu Linh/Chinhphu.vn

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​