Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo


           (Chinhphu.vn) - Với việc nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo từ chi nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 5 sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc nuôi cấy thành công loại Đông dược quý hiếm này.


TS. Trương Bình Nguyên, người có công đưa nguồn gene Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis
về nước và khởi xướng công trình nghiên cứu, nuôi cấy. Ảnh: Báo Hanoimoi

           Ba nhà khoa học là TS. Trương Bình Nguyên, TS. Đinh Minh Hiệp và PGS.TS. Lê Huyền Ái Thúy (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thuộc Trường Đại học Đà Lạt) đã bảo vệ thành công công trình “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các cao chiết từ sinh khối nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinensis)”.
Công trình nghiên cứu thực hiện trong suốt 6 năm này được đánh giá rất cao, bởi đông trùng hạ thảo là loại Đông dược rất quý hiếm có nguồn gốc từ Tây Tạng, chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 3.500 m trở lên.

           Căn cứ vào kết quả thu được trong quá trình nuôi trồng được trình bày kèm theo bảng phân tích ADN và các thành phần lí hóa, Hội đồng khoa học xác định sản phẩm thu được chính là sinh khối đông trùng hạ thảo được nuôi trồng từ nguồn gene Cordyceps sinensis.

           GS.TS. Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và thư viện, Khoa Dược (Đại học Y Dược TPHCM), Chủ tịch Hội đồng khoa học - thay mặt Hội đồng kết luận: “Công trình nghiên cứu đạt 82,7 điểm (trong khi chỉ cần 50 điểm là đã đạt yêu cầu và khẳng định nghiên cứu thành công), đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận công trình khoa học”.

           Các thành viên hội đồng có cùng chung đánh giá đây là một công trình nghiên cứu thành công có giá trị lớn về khoa học và có giá trị ứng dụng trong thực tiễn.

           TS. Trương Bình Nguyên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) khác với nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris), vì nhộng trùng thảo thì thảo (cỏ) mọc ra bất kỳ chỗ nào trên thân trùng (sâu). Còn đông trùng hạ thảo thì thảo chỉ mọc ra ở phần đầu của trùng. Nuôi cấy siensis khó hơn rất nhiều so với militaris”.

           Sản phẩm từ đông trùng hạ thảo sinensis của TS. Trương Bình Nguyên cũng đã chuyển từ dạng bột tự nghiền sang dạng viên đóng chai và nhận được xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 7/7.

Theo BT/Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​