Văn mẫu-nên hay không?


        Thời gian qua, trên mạng xôn xao về một bài văn cho điểm 0 ở phần mở bài vì không giống bài văn mẫu. Thực hư câu chuyện thế nào chúng ta không cần biết sâu nhưng thực tế, hiện nay, một số giáo viên luôn “động viên” học sinh làm bài theo bài văn mẫu có sẵn mà không khuyến khích học sinh sáng tạo theo cảm nhận của riêng mình. Điều này nên hay không? Chúng ta hãy nghe tâm sự của các bạn học sinh dưới đây.


         Phát huy tính sáng tạo của học sinh

         Khi đang xem tin tức trên mạng, tôi vô tình thấy một bài báo viết về sự bức xúc của một phụ huynh khi con mình bị điểm 0 ở phần mở bài môn tập làm văn chỉ vì phần mở bài không giống với bài văn mẫu. Tuy chưa hiểu rõ sự việc nhưng tôi cảm thấy giáo viên đó chưa đúng. Tôi nghĩ, tham khảo bài văn mẫu là cần thiết nhưng khi làm bài, học sinh cần có văn phong và lối diễn đạt riêng của mình chứ không nên viết theo bài văn mẫu. Giáo viên nên khuyến khích học sinh thỏa sức sáng tạo chứ không nên gò bó các em vào những bài văn mẫu.

Hồng Phấn

         Tự do sáng tạo

        Văn là một môn học dựa vào sự sáng tạo của học sinh. Qua bài văn, người ta có thể biết được tác giả bài viết là ai và là người có tính cách như thế nào? Nhưng có một thực tế không thể chấp nhận là một số giáo viên lại muốn học sinh thuộc bài văn mẫu rồi chép lại vào các giờ kiểm tra như sự việc một phụ huynh đăng bài văn của con mình lên mạng với sự bất bình. Qua đó, tôi cho rằng quan điểm về bài văn mẫu cần phải thay đổi để học sinh có thể tự do sáng tạo nên những tác phẩm của riêng mình.

Kiều Nga

          Để học sinh tự cảm nhận

         Hiện nay, báo chí đăng tin về bài văn của một học sinh cấp 1. Phần mở bài làm văn rất hay nhưng cô giáo cho điểm 0 vì không giống bài văn mẫu. Điều này khiến nhiều độc giả suy nghĩ một bài văn có nhất thiết phải làm giống bài văn mẫu hay không? Khi còn là học sinh cấp 1, cô giáo cho chúng tôi tham khảo bài văn mẫu, sau đó, mỗi học sinh tự sáng tạo và vận dụng để có một bài văn của riêng mình. Có như vậy mới phát huy khả năng của từng học sinh và để học sinh có cảm nhận riêng về vấn đề nào đó. Nếu theo văn mẫu thì tất cả các bài tập làm văn của học sinh đều giống nhau sao?

Nguyễn Đăng Nguyên

            Câu chuyện bài văn mẫu

           Khi học Ngữ văn, ta phải biết cảm thụ những cái hay của tác phẩm văn học nổi tiếng, học cách dùng từ rồi từ đó mới làm văn được. Khi làm văn, chúng ta sẽ sáng tạo nên một bài văn theo phong cách của chính mình. Nhưng hiện nay, một số giáo viên cứ bắt học sinh phải làm bài giống bài văn mẫu mà cô giáo cho, nếu không làm giống sẽ ít điểm. Tôi thấy điều đó là sai lầm vì sẽ “triệt tiêu” tính sáng tạo của học sinh. Theo tôi, giáo viên khi cho học sinh bài viết mẫu, nên khuyên học sinh làm theo suy nghĩ của mình để có những ý tưởng độc đáo. Có như thế, tư duy sáng tạo của học sinh mới được phát huy.

Dương Thiên Hương

             Giúp học sinh tự sáng tạo

             Vài ngày trước, khi lướt trên mạng, tôi thấy một bài văn với phần mở bài rất hay nhưng chỉ được cô giáo cho điểm 0 vì nó không có cấu trúc giống như đáp án. Tôi cho rằng, bài văn cũng như một bức tranh. Nếu họa sĩ chỉ vẽ theo những đường nét, chi tiết cơ bản thì bức tranh sẽ không thể hiện hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi bức tranh của mỗi họa sĩ đều không có giới hạn của nó. Hãy cho trí tưởng tượng của học sinh bay xa, giúp học sinh tự sáng tạo và vẽ riêng cho mình một bức tranh hoàn hảo theo ý của mình. Có như thế, tài năng của mỗi người mới được bộc lộ và phát huy. Vì vậy, mọi người hãy tự sáng tạo để bài văn của mình ngày càng phong phú và thể hiện được nét riêng của mình.

Cát Tường

             Văn mẫu-nên hay không?

            Mẹ tôi nói, học sinh ngày nay lại phụ thuộc nhiều vào các thầy cô trong các buổi học thêm cũng như vào hàng loạt những bài văn mẫu trên mạng. Thầy cô dạy cứ thế thành một thói quen, vô tình trở nên áp đặt cho học sinh. Tôi cùng với nhỏ bạn học thêm môn Văn từ năm lớp 6. Học biết bao thầy, biết bao cô, may mắn thay không gặp phải trường hợp bị ép làm giống văn mẫu như một bạn nhỏ trên mạng. Đọc trường hợp bạn ấy, ban đầu, tôi chỉ cười trừ, sau ngẫm lại thấy có vài chuyện cần bàn. Học sinh làm bài theo cảm nhận của riêng mình, thầy cô chấm điểm máy móc theo những tiêu chuẩn mà mình đưa ra mà không quan tâm đến tính sáng tạo của học sinh. Tôi thấy buồn vì điều đó. Tôi nhớ, thầy tôi thường nói “mỗi khi chấm bài gặp được một bài viết hay, sáng tạo của học sinh, thầy rất mừng”. Vì thế, nhiều lúc tôi tự hỏi, mọi người giờ than thở học sinh ngày nay thiếu sáng tạo, một phần không phải lỗi ở học sinh mà nó bắt nguồn từ suy nghĩ khô cứng, máy móc của một số giáo viên đã không khuyến khích (thậm chí triệt tiêu) tính sáng tạo trong ý nghĩ và bài viết của học trò./.

Hoàng Lan

Báo Long An Onlnie

Phát huy tính sáng tạo của học sinh

Khi đang xem tin tức trên mạng, tôi vô tình thấy một bài báo viết về sự bức xúc của một phụ huynh khi con mình bị điểm 0 ở phần mở bài môn tập làm văn chỉ vì phần mở bài không giống với bài văn mẫu. Tuy chưa hiểu rõ sự việc nhưng tôi cảm thấy giáo viên đó chưa đúng. Tôi nghĩ, tham khảo bài văn mẫu là cần thiết nhưng khi làm bài, học sinh cần có văn phong và lối diễn đạt riêng của mình chứ không nên viết theo bài văn mẫu. Giáo viên nên khuyến khích học sinh thỏa sức sáng tạo chứ không nên gò bó các em vào những bài văn mẫu.

Hồng Phấn

Tự do sáng tạo

Văn là một môn học dựa vào sự sáng tạo của học sinh. Qua bài văn, người ta có thể biết được tác giả bài viết là ai và là người có tính cách như thế nào? Nhưng có một thực tế không thể chấp nhận là một số giáo viên lại muốn học sinh thuộc bài văn mẫu rồi chép lại vào các giờ kiểm tra như sự việc một phụ huynh đăng bài văn của con mình lên mạng với sự bất bình. Qua đó, tôi cho rằng quan điểm về bài văn mẫu cần phải thay đổi để học sinh có thể tự do sáng tạo nên những tác phẩm của riêng mình.

Kiều Nga

Để học sinh tự cảm nhận

Hiện nay, báo chí đăng tin về bài văn của một học sinh cấp 1. Phần mở bài làm văn rất hay nhưng cô giáo cho điểm 0 vì không giống bài văn mẫu. Điều này khiến nhiều độc giả suy nghĩ một bài văn có nhất thiết phải làm giống bài văn mẫu hay không? Khi còn là học sinh cấp 1, cô giáo cho chúng tôi tham khảo bài văn mẫu, sau đó, mỗi học sinh tự sáng tạo và vận dụng để có một bài văn của riêng mình. Có như vậy mới phát huy khả năng của từng học sinh và để học sinh có cảm nhận riêng về vấn đề nào đó. Nếu theo văn mẫu thì tất cả các bài tập làm văn của học sinh đều giống nhau sao?

Nguyễn Đăng Nguyên

Câu chuyện bài văn mẫu

Khi học Ngữ văn, ta phải biết cảm thụ những cái hay của tác phẩm văn học nổi tiếng, học cách dùng từ rồi từ đó mới làm văn được. Khi làm văn, chúng ta sẽ sáng tạo nên một bài văn theo phong cách của chính mình. Nhưng hiện nay, một số giáo viên cứ bắt học sinh phải làm bài giống bài văn mẫu mà cô giáo cho, nếu không làm giống sẽ ít điểm. Tôi thấy điều đó là sai lầm vì sẽ “triệt tiêu” tính sáng tạo của học sinh. Theo tôi, giáo viên khi cho học sinh bài viết mẫu, nên khuyên học sinh làm theo suy nghĩ của mình để có những ý tưởng độc đáo. Có như thế, tư duy sáng tạo của học sinh mới được phát huy.

Dương Thiên Hương

Giúp học sinh tự sáng tạo

Vài ngày trước, khi lướt trên mạng, tôi thấy một bài văn với phần mở bài rất hay nhưng chỉ được cô giáo cho điểm 0 vì nó không có cấu trúc giống như đáp án. Tôi cho rằng, bài văn cũng như một bức tranh. Nếu họa sĩ chỉ vẽ theo những đường nét, chi tiết cơ bản thì bức tranh sẽ không thể hiện hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi bức tranh của mỗi họa sĩ đều không có giới hạn của nó. Hãy cho trí tưởng tượng của học sinh bay xa, giúp học sinh tự sáng tạo và vẽ riêng cho mình một bức tranh hoàn hảo theo ý của mình. Có như thế, tài năng của mỗi người mới được bộc lộ và phát huy. Vì vậy, mọi người hãy tự sáng tạo để bài văn của mình ngày càng phong phú và thể hiện được nét riêng của mình.

Cát Tường

Văn mẫu-nên hay không?

Mẹ tôi nói, học sinh ngày nay lại phụ thuộc nhiều vào các thầy cô trong các buổi học thêm cũng như vào hàng loạt những bài văn mẫu trên mạng. Thầy cô dạy cứ thế thành một thói quen, vô tình trở nên áp đặt cho học sinh. Tôi cùng với nhỏ bạn học thêm môn Văn từ năm lớp 6. Học biết bao thầy, biết bao cô, may mắn thay không gặp phải trường hợp bị ép làm giống văn mẫu như một bạn nhỏ trên mạng. Đọc trường hợp bạn ấy, ban đầu, tôi chỉ cười trừ, sau ngẫm lại thấy có vài chuyện cần bàn. Học sinh làm bài theo cảm nhận của riêng mình, thầy cô chấm điểm máy móc theo những tiêu chuẩn mà mình đưa ra mà không quan tâm đến tính sáng tạo của học sinh. Tôi thấy buồn vì điều đó. Tôi nhớ, thầy tôi thường nói “mỗi khi chấm bài gặp được một bài viết hay, sáng tạo của học sinh, thầy rất mừng”. Vì thế, nhiều lúc tôi tự hỏi, mọi người giờ than thở học sinh ngày nay thiếu sáng tạo, một phần không phải lỗi ở học sinh mà nó bắt nguồn từ suy nghĩ khô cứng, máy móc của một số giáo viên đã không khuyến khích (thậm chí triệt tiêu) tính sáng tạo trong ý nghĩ và bài viết của học trò./.

Hoàng Lan

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​