Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

2021 - năm chuyển đổi số ở Việt Nam


2021 với Việt Nam sẽ là năm của chuyển đổi số, đó không chỉ là mệnh lệnh của Chính phủ mà còn từ cuộc sống

Từ thực tiễn của năm 2020, Việt Nam và cả thế giới bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19, người ta đã thấy rõ hơn sự bức thiết phải nhanh chóng đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số (CĐS) toàn diện. Theo các chuyên gia, những nước nào sớm tiến hành CĐS thì việc ứng phó với Covid-19 hiệu quả, biến nguy cơ thành cơ hội để chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục và tăng tốc sau dịch bệnh.

3 thách thức phải vượt qua

Trong một cuộc chia sẻ với báo giới mới đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, năm 2020, chính việc Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, tạo điều kiện cho các ngành, tổ chức, địa phương tăng tốc thực hiện các kế hoạch CĐS đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả mục tiêu kép - làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 và khôi phục, phát triển kinh tế. Năm 2021 với Việt Nam sẽ là năm của CĐS. Đó không chỉ là mệnh lệnh của Chính phủ mà còn từ cuộc sống.

Tại hội nghị "Kinh tế số, CĐS tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA" được tổ chức ở Hà Nội vào tháng trước, TS Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đã chỉ ra 3 thách thức với nền kinh tế số và quá trình CĐS tại Việt Nam hiện nay. Một là, năng lực công nghệ trong nước chưa cao, chưa làm chủ được những công nghệ cốt lõi của CĐS. Hai là, nhóm doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chiếm 95% - 96% số lượng DN, với mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng tài chính có hạn nên ngại tiến hành CĐS. Ba là, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ mới để triển khai CĐS.

Theo một khảo sát nhanh được VINASA thực hiện với trên 500 DN, tổ chức tham gia Ngày CĐS Việt Nam năm 2020 diễn ra tại Hà Nội hồi giữa tháng 12, công cuộc CĐS tại Việt Nam đang đương đầu với nhiều trở ngại. Đó là quyết tâm của lãnh đạo tổ chức chưa cao; chi phí, thời gian, nguồn lực hạn chế; cách thức CĐS thế nào để phù hợp với từng tổ chức và vấn đề bảo mật an toàn thông tin. Nhìn lại thực tế CĐS ở Việt Nam trong thời gian qua, các chuyên gia cho rằng khâu đầu tiên là nhận thức vẫn còn bất cập, đa số vẫn chưa hiểu thấu đáo, thậm chí hiểu lệch lạc về CĐS đã làm hạn chế tiến trình đẩy nhanh CĐS.

Theo khảo sát và ghi nhận của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDC (Mỹ), CĐS đang dần trở thành một chiến lược mới của các DN, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng tài chính có hạn nên gặp trở ngại khi tiến hành chuyển đổi số. Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Công ty CP Bún Nguyễn Bính (TP HCM)Ảnh: Hoàng Triều

Phải "đo ni đóng giày"

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, ngành y tế được Chính phủ đánh giá là tiến hành CĐS mạnh mẽ nhất và đạt kết quả cao, giúp phòng chống dịch hiệu quả được thế giới nhìn nhận. Đặc biệt là trong năm 2020, bắt nhịp với việc Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh chương trình CĐS quốc gia, Microsoft đã có một loạt hoạt động gắn sâu rộng hơn vào lĩnh vực giáo dục. Hãng công nghệ này đã ký kết hợp tác phát triển kho học liệu số do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kế đó là những nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đưa dịch vụ hành chính công lên internet với những đột phá trong năm 2020, sau gần 10 năm (từ 2011) thực hiện việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa Chính phủ điện tử.

Được khai trương vào ngày 9-12-2019, từ 8 nhóm dịch vụ công được cung cấp lúc đó, đến trung tuần tháng 8-2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp được hơn 1.000 dịch vụ công trực tuyến. Sau 1 năm vận hành, tính đến tháng 12, cổng dịch vụ này không chỉ đem lại nhiều tiện ích cho người dân mà đã giúp xã hội tiết kiệm được tổng chi phí trên 6.700 tỉ đồng/năm. Nhưng có lẽ chuyển biến mà người dân thấy rõ nhất chính là sự tăng vọt của hoạt động thương mại điện tử trong năm 2020, khi mọi người phải giãn cách xã hội, hạn chế tới mức thấp nhất các giao tiếp trực tiếp với nhau. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết lượng truy cập mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng khách hàng truy cập các sàn cũng tăng ấn tượng với 3,5 triệu lượt khách/ngày.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng không nên coi CĐS như một "cây đũa thần" có thể giúp hóa giải mọi vấn đề. CĐS cũng là một thứ phải "đo ni đóng giày" cho từng tổ chức, địa phương. Không có khuôn mẫu chung cho tất cả nhưng sẽ tốt cho tất cả nếu các tổ chức có năng lực và kinh nghiệm đứng ra dẫn dắt công cuộc CĐS xây dựng được những cái khung đa dạng và có thể hiệu chỉnh cho từng đối tượng.

Công cuộc CĐS ở Việt Nam thực tế vẫn chỉ mới ở bước dạo đầu. Người dân cho tới nay vẫn còn phải bổ sung thông tin cá nhân, sự chỉnh sửa, cập nhật vẫn theo kiểu thủ công trên mỗi ứng dụng và tại mỗi cơ quan, tổ chức. Nếu như có được cơ sở dữ liệu dùng chung mà toàn hệ thống đều cùng sử dụng, CĐS sẽ thật sự làm người dân hài lòng hơn. CĐS muốn thiết thực với cuộc sống, phải được tiến hành toàn diện, đồng bộ và liên thông; tuy nhiên, không có nghĩa là đợi chuẩn bị đủ mới làm một lượt mà cần bắt đầu ngay, làm từng cái một, từ những chuyện bị coi là nhỏ nhặt nhưng đem lại lợi ích cho người dân. 

Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược CĐS phù hợp

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam 2020 với chủ đề "Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối" do VINASA và Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức mới đây ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết hồi tháng 3-2020 trên toàn bộ không gian mạng, số lượt đề cập có chứa từ khóa "chuyển đổi số" chỉ khoảng 3.000 lượt thì đến tháng 11 đã có 30.000 lượt. Ông nhấn mạnh để CĐS hiệu quả, mỗi cơ quan, tổ chức, DN cần nhanh chóng hoạch định cho mình một chiến lược và kế hoạch hành động CĐS riêng, phù hợp với thực tế của đơn vị. Đối với cấp bộ, CĐS không chỉ là trong hoạt động nội bộ mà là của toàn ngành. Đối với các địa phương, không chỉ là trong hoạt động của cơ quan nhà nước mà là phát triển kinh tế số, xã hội số của cả địa phương mình.

Theo Phạm Hồng Phước

https://nld.com.vn/cong-nghe/2021-nam-chuyen-doi-so-o-viet-nam-20201229211320029.htm

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​