Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Đậm đà vị mắm quê hương

Đối với người Nam bộ, từ người giàu đến người nghèo, trí thức lẫn bình dân, mắm là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm thường ngày.

Từ xưa, ông bà ta đã biết chế biến hàng chục loại mắm khác nhau từ nguồn động vật hết sức phong phú ở sông, rạch mênh mông của vùng đất Nam bộ trù phú như tôm, cá, tép, còng…

Ngoài ra, mắm còn là loại thức ăn dự trữ rất đỗi quý giá của người dân miệt vườn hay miệt ruộng lúc giao mùa, khan hiếm thức ăn hoặc do bận việc đồng áng không có nhiều thời gian để nấu ăn.

Ở miền Nam thì có mắm cá lóc, cá trê, cá trèn, cá sặc, cá linh… Riêng vùng đất Tiền Giang thì có các loại mắm từ đặc sản đến bình dân như: Mắm tôm chà, mắm tép bạc, mắm biển, mắm còng… Từ nguyên liệu mắm, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã mà rất ngon.

Trước đây, nhiều gia đình có thể tự làm mắm để ăn hay tự làm nước mắm để chấm thì được gọi là mắm đồng, để phân biệt với loại mắm biển được sản xuất từ cá cơm. Ở vùng đất Gò Công có 2 loại mắm được xem là đặc sản, có hương vị đặc biệt là mắm tôm chà và mắm còng. Đặc sản mắm tôm chà từng là món ăn được tiến vua từ thời nhà Nguyễn.

Còn nhớ, từ khi còn là một đứa trẻ, món ăn đơn giản nhất của gia đình tôi là mắm sống. Mắm sống được làm từ cá lóc, cá sặc, cá linh. Tất cả các loại mắm này đều được làm rất mặn, khi ăn phải pha thêm tỏi, ớt, đường, bột ngọt trộn đều, thế là cả nhà đã có một món ăn ngon miệng. Mà đã ăn mắm sống thì không thể thiếu rau sống, khế, chuối chát, dưa leo. Chỉ cần vậy thôi mà nồi cơm hao đến bất ngờ.

Một biến tấu khác của mắm sống là món mắm ruột, đã có từ rất lâu. Mắm ruột được làm từ mắm sống được bằm nhuyễn, ướp gia vị gồm tỏi, ớt, đường, bột ngọt trộn đều với đu đủ xắt nhỏ. Món mắm ruột có thể ăn với rau sống kèm với thịt luộc sẽ ngon hơn. Ngày nay, món mắm ruột ít xuất hiện trong bữa cơm của người thành thị, nhưng ở các vùng nông thôn thì món mắm ruột vẫn xuất hiện trong các ngày giỗ, bữa ăn thường ngày của người dân.

Một biến tấu của mắm sống nữa là mắm chưng. Vẫn là mắm sống bằm nhuyễn, cho thêm thịt ba chỉ băm nhỏ, trộn thêm trứng gà hay trứng vịt, một ít củ hành tím, hành tươi, nêm chút gia vị là đã có một tô mắm chưng đúng điệu. Khi ăn mắm chưng không thể thiếu cà nâu, dưa leo, rau sống, chuối chát…

Thật lạ, có thể nói, người dân miền Tây không thể tách rời các món mắm trong bữa cơm thường ngày trong gia đình. Hôm nào trong bữa ăn có món mắm thì cơm sẽ hao hơn, bữa ăn sẽ hao hơn nhờ hương vị đậm đà, quen thuộc.

Một món mắm quen thuộc của giới bình dân ở Gò Công là mắm biển, nếu ai đã một lần ăn thì không thể nào quên được. Mắm biển mang hương vị đậm đà của biển, vị chua chua, cay cay, thêm chút sả tươi, ớt hiểm ăn kèm với rau sống hay rau luộc là làm nên một bữa cơm ngon thiệt là ngon.

Mắm tép bạc cũng là một món ăn dân dã, thường xuất hiện ở các bữa tiệc, là món ngon đãi khách phương xa. Mắm tép bạc trộn với đu đủ xắt nhỏ và trộn thêm ít tỏi, gừng, chút gia vị nêm nếm sao cho vừa ăn.

Mùi thơm nồng của mắm dường như lan tỏa khắp nhà, kích thích vị giác. Mắm tép thường ăn kèm bún, thịt ba chỉ cắt mỏng, rau sống, dưa leo. Một món ăn chỉ đơn giản vậy thôi mà đã trở thành món ăn không thể thiếu trên vùng đất Tiền Giang từ xưa đến nay.

Với mắm tôm chà, thuộc hàng đặc sản của Tiền Giang từ xưa đến nay. Theo các bậc cao niên tại TX. Gò Công, trước đây, vùng này, con tôm bạc biển ở xứ Gò nhiều lắm, ăn không hết, nên người ta đem phơi khô hoặc làm mắm tôm chua, mắm ruốc; đặc biệt là mắm tôm chà, là món ăn đòi hỏi quá trình chế biến công phu, khéo léo, để dành ăn trong một thời gian dài.

Tính đến nay món mắm tôm chà đã có tuổi đời hơn 200 năm, và nghề làm mắm tôm chà cũng đã xuất hiện từ thời đó, được các thế hệ con cháu giữ gìn, phát triển. Hương vị đặc trưng của mắm tôm chà là thơm lừng vị tôm, vị mắm, vừa ngọt vừa cay, được nhiều người sử dụng, ăn kèm với thịt luộc, bún.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng thành món nước chấm trong các món ăn khác, như gỏi cuốn chấm mắm tôm chà cũng rất ngon. Phần đông khách du lịch đến xứ Gò đều tìm mua món mắm tôm chà đem về làm quà biếu và thưởng thức để biết hương vị món đặc sản tiến vua ngày xưa.

Một biến tấu khác của mắm nữa, đó là món mắm kho trứ danh Nam bộ. Đi làm đồng về, trời mưa rả rích, vào nhà gặp nồi mắm kho đang sôi sùng sục mùi mắm kích thích vị giác “trỗi lên”, bụng đói cồn cào… Món mắm kho thường được làm từ mắm cá linh và mắm cá sặc.

Hai loại mắm này nấu sôi lên, bỏ xương đi, chỉ lấy phần nước. Ngày xưa, thường thì mắm kho được kho với cá tra, cá trê hay cá lóc; thêm một ít khổ qua, cà nâu là đã thành một nồi mắm kho đậm đà. Ngày nay, cuộc sống khá giả hơn, nồi mắm kho có thể thêm vào thịt ba chỉ, tôm, mực tươi, vài khoanh cá hú, vài miếng khóm, khổ qua, cà nâu, đậu bắp để nồi mắm thêm thơm ngon và đậm đà hơn.

Đã ăn mắm kho thì không thể thiếu rau sống để tăng độ thơm ngon của món ăn. Ở quê thì có chi dùng nấy, hái vài loại rau vườn: Bông súng, kèo nèo, bắp chuối xắt nhỏ, đọt lá cách… Ở thành thị thì có nhiều loại rau để chọn hơn, như rau sống, giá, đậu rồng, hẹ nước, bông điên điển… ăn kèm.

Ngày nay, bên cạnh mắm kho thì lẩu mắm trong các quán ăn, nhà hàng rất được thực khách ưa chuộng. Tất cả các nguyên liệu để nấu lẩu mắm cũng giống như mắm kho, nhưng nồi nước dùng được nấu nhạt hơn để ăn với bún. Rau ăn lẩu mắm cũng khác hơn: Rau muống bào nhỏ, bông súng, các loại cải, đậu rồng, rau nhút, kèo nèo, bông so đũa; đến mùa nước nổi thì không thể thiếu bông điên điển trong nồi lẩu mắm.

Lẩu mắm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân miền Tây tiếp đãi thực khách phương xa. Không chỉ độc đáo ở mùi vị đặc trưng gây tò mò, mà nồi lẩu mắm “đầy đạm” thơm lừng và “tô điểm” nhiều loại rau đầy màu sắc miền sông nước là biểu tượng ẩm thực nơi đây. Để rồi những người con xa quê, những thực khách phương xa lại phải vấn vương hương vị, nhớ mãi nồi lẩu mắm đậm đà.

Đối với người dân miền Tây nói chung, người dân Tiền Giang nói riêng, mắm là một món ăn dân dã, gắn bó từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm chặt, bền sâu đến mức khi đi đâu xa vài ngày là đã thèm món mắm.

Hương vị mắm là vậy, mộc mạc, bình dị, lại thấm rất sâu vào tâm trí của người dân miền Tây.

Theo HỒNG LÊ/ www.baoapbac.vn

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​