Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Sức sống lễ hội văn hóa truyền thống Khmer Nam bộ

Đồng bào Khmer Nam bộ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhiều chính sách phát huy bản sắc văn hóa, trong đó có việc bảo tồn lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ luôn được coi trọng. Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, văn hóa có mặt từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội người Khmer, thể hiện đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng.

Không gian chùa Khmer trong lễ hội truyền thống. Ảnh: NP

Nguồn gốc hình thành lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam dựa trên sự thích nghi từ sớm với thiên nhiên, dựa vào dòng chảy của các con sông tạo nên những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà nổi bật là cây lúa nước. Cùng với đó, kết hợp đặc trưng khu vực nhiệt đới gió mùa hình thành hai mùa rõ rệt, đã tạo tập quán sinh hoạt sản xuất và hoạt động lễ hội tương ứng với thiên nhiên. Việc sớm thích nghi văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ, trong đó Bà Là Môn giáo và Phật giáo cùng với những tích truyện về đạo lý, được dung nạp có chọn lọc trong văn hóa bản địa tạo nên bản sắc rất riêng của người Khmer Nam bộ.

Lễ hội truyền thống hàm chứa giá trị văn hóa dân gian với quan niệm vạn vật hữu linh, phản ánh tính chất đặc thù của nền văn minh lúa nước, gắn chặt với tự nhiên. Trong đó, thiên nhiên vừa là nơi che chở, vừa là nơi nuôi dưỡng sự sống của con người. Bên cạnh sự gần gũi, tôn trọng tự nhiên, con người cũng bao hàm nỗi lo sợ trước những hiện tượng tự nhiên bất thường. Do vậy khởi đầu của năm mới bằng tục cầu mưa, mong mỏi một năm mưa thuận gió hòa và trước khi thu hoạch mùa màng, người Khmer tổ chức lễ cúng trăng để tạ ơn và cầu mong thần mặt trăng được vụ mùa bội thu, cuộc sống no ấm. Vào các dịp tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Bân phchum bân-Sen Đôn Ta và lễ Ok-Om-Bok, người Khmer từ già đến trẻ vẫn duy trì sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ chùa kính Phật - Pháp - Tăng là tam bảo trong văn hóa Phật giáo thiêng liêng. Qua đó tạo tâm thế an bình của người đi lễ, đồng thời ước vọng những điều may mắn, tốt đẹp cho mọi người.

Theo thời gian lễ hội truyền thống vẫn thu hút và lôi cuốn cộng đồng, do hội tụ nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Trong đó giá trị cốt lõi là hướng về nguồn cội, quê hương, xóm làng, tổ tiên, văn hóa... Giá trị này vẫn được tiếp tục duy trì thông qua các tết Chôl Chnăm Thmây với hình ảnh cháu con thành kính tắm ông bà cha mẹ sạch sẽ với cầu mong những điều không lành sẽ được gột rửa và điều tốt lành sẽ đến; hay lễ OK-Om-Bok người lớn tuổi làm chủ buổi lễ đút cốm dẹp cho trẻ em và hỏi những điều mong muốn trong tương lai của trẻ; đối với người đã khuất, cộng đồng Khmer thực hành các buổi cầu siêu tập thể trong ngôi chùa, các mộ tháp lẻ để thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công với cộng đồng dân tộc và đất nước.

Phục dựng lễ cưới truyền thống của đồng bào Khmer. Ảnh NP

Lễ hội truyền thống được thể hiện qua lời các vị sư hay A Cha. Các hoạt động lễ Phật, dâng cơm sư độ, cầu phước, cầu an và cầu siêu trong lễ hội được cộng đồng Khmer Nam bộ duy trì thực hiện trong không gian văn hóa chùa, gia đình và cộng đồng phum sóc. Mỗi hoạt động đều thấy được tinh thần chung, tự ý thức, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng với niềm tin sự lạc quan vào những điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ hội thể hiện sức mạnh tập thể, họ cùng làm lễ cầu mong ấm no hạnh phúc. Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu chân thực về nền văn hóa, mà còn là môi trường bảo tồn, làm sâu sắc và phát huy tính tích cực của văn hóa truyền thống. Những hành động, lời nói của những vị sư, các vị A Cha và các nghi thức lễ được tiến hành đã trở thành bảo tàng sống động về văn hóa được lưu giữ, sáng tạo và trao truyền; góp phần tạo nên nền văn hóa đa dạng phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, lễ hội truyền thống có sự tự thích ứng, biến đổi phù hợp với thực tế. Thế nhưng ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội là bất biến. Các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội của Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo nên bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, phát huy được vai trò, sức sống lễ hội truyền thống trong cuộc sống hiện tại của người Khmer Nam bộ.

Theo Sơn Chanh Đa/Báo điện tử Cần Thơ

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​