Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Giữ hồn âm nhạc dân tộc

Có những người dành trọn thanh xuân, thậm chí cả cuộc đời chỉ để góp nhặt và giữ gìn những nét tinh hoa của nghệ thuật hát bội, cải lương và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Nhà nghiên cứu, nghệ nhân Võ Trường Kỳ dành khá nhiều thời gian để chơi và nghiên cứu đờn ca tài tử Nam bộ (Trong ảnh: Nhà nghiên cứu, nghệ nhân Võ Trường Kỳ (thứ 3, phải qua) biểu diễn đờn ca tài tử cùng các nghệ nhân và tài tử khác). Ảnh do nhân vật cung cấp

Lưu giữ tinh hoa

Nhà nghiên cứu, nghệ nhân Võ Trường Kỳ (Tám Kỳ) là người dành trọn cuộc đời mình cho âm nhạc dân tộc nói chung và ĐCTT nói riêng. Sinh ra ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An - một trong những “cái nôi” của ĐCTT, từ nhỏ, nghệ nhân Tám Kỳ được “tắm mình” trong tiếng đàn của ông nội là nghệ nhân Tư Chí và chú ruột là Nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú Tư Bền. Đó là cội nguồn nuôi dưỡng, vun bồi cho tài năng, niềm đam mê âm nhạc trong ông. Chính vì thế, khi vừa rời quê đi học, chàng thiếu niên Võ Trường Kỳ tìm ngay đến nhạc sư Hai Biểu (Huỳnh Văn Biểu), người xuất thân từ kép hát bội, vừa là nghệ nhân, nhạc sư đàn tranh nổi tiếng thời bấy giờ, xin làm đệ tử. Từ đó, nghệ nhân Tám Kỳ chính thức “bén duyên” và gắn bó với ĐCTT.

Dù ở bất kỳ vị trí nào, nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ vẫn không ngừng học hỏi, tìm đến “gốc tích”, cội nguồn của một nền âm nhạc đã trở thành đặc trưng nổi bật của vùng Nam bộ - ĐCTT. Tham gia cách mạng, ông phục vụ trong Đoàn Văn công của tỉnh, biểu diễn phục vụ người dân bất chấp đạn pháo địch đang bắn trên đầu. Hòa bình lập lại, ông tiếp tục học rồi được bổ nhiệm giữ vị trí Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch).

Cứ tưởng ở vị trí giám đốc sở với “trăm thứ phải lo”, nghệ nhân Tám Kỳ sẽ tạm gác đam mê ĐCTT. Thế nhưng, thời điểm đó, ông vẫn không thể nào rời xa những người bạn nghệ nhân của mình. Ông kể: “Tôi chơi với nhiều nghệ nhân ĐCTT khắp miền Nam từ khi còn trẻ. Tình bạn mấy mươi năm. Lúc làm giám đốc sở, đi đâu, tôi cũng mang đàn theo để có dịp rảnh rỗi giao lưu với bạn bè. Đó là quá trình dài quý báu cho tôi tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, tư liệu cho việc nghiên cứu của mình”.

Nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ cần mẫn như thế suốt cả cuộc đời mình. Bằng cách chơi đàn, gặp gỡ các nghệ nhân khắp miền Nam, lắng nghe và ghi chép để tích lũy cho mình vốn kiến thức phong phú về âm nhạc dân tộc. Ông là tác giả quyển sách Đờn ca tài tử Nam bộ vừa xuất bản vào dịp ĐCTT được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Khi trò chuyện với ông về ĐCTT, chúng tôi chỉ có thể lắng nghe và thán phục vì sự uyên bác của ông. Người nghệ nhân ấy giảng giải bằng tất cả đam mê về nguồn gốc, giai điệu, tài liệu,... của bộ môn nghệ thuật được công nhận là di sản ấy.

Nhà nghiên cứu, nghệ nhân Võ Trường Kỳ dành khá nhiều thời gian để chơi và nghiên cứu đờn ca tài tử Nam bộ (Trong ảnh: Nhà nghiên cứu, nghệ nhân Võ Trường Kỳ biểu diễn đàn tranh) (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Say mê nối nghiệp

Từ sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ, chúng tôi tìm gặp anh Đỗ Văn Phong, truyền nhân thứ 4 trong gia đình duy nhất ở Việt Nam có 5 đời theo nghệ thuật hát bội. Trò chuyện với chúng tôi, anh Phong vui vẻ khoe: “Hai đứa con tôi giờ đều quyết theo nghề hát bội. Tốt nghiệp THPT, con gái tôi theo đoàn hát bội, nay cũng được 2 năm. Con trai đang học trung học, vừa học, vừa theo cha học nhạc hát bội, nhạc lễ”. Niềm tự hào lấp lánh trong từng lời kể của anh vì nghệ thuật hát bội không chỉ là đam mê mà còn là thực hiện lời dặn truyền đời của dòng họ: “Dù thế nào đi nữa, trong gia đình cũng phải có ít nhất một người giữ nghề!”. Chính vì lời dặn ấy mà anh Phong “bám” nghề, giữ gìn từng câu hát, điệu trống bộ môn nghệ thuật này.

Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống hát bội, được “nuôi dưỡng tâm hồn” bằng tiếng trống, điệu đàn và những câu hát bội nên anh Phong mang trong mình sự say mê bất tận dành cho bộ môn nghệ thuật dân tộc có nguy cơ mai một này. Anh chia sẻ: “Theo nghề, giữ nghề và cho các con học nghề bởi tôi say mê hát bội và tôn trọng quyết định của các con cũng như trân quý lời truyền dạy trong dòng họ mình. Nhưng khi truyền nghề, tôi cũng hết lòng căn dặn con phải tìm cho mình một nghề nghiệp khác có thể chăm lo cuộc sống. Bởi, hát bội là đam mê chứ không còn là nghề nuôi sống người theo nghề như trước nữa!”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia đình anh Phong là gia đình cuối cùng ở Long An còn theo nghề hát bội. Nhưng không vì vậy mà họ thấy “nản” vì nghề. Cô con gái vừa tròn 20 tuổi của anh Phong dành hết say mê vào từng phút giây được đứng trên sân khấu. Anh kể: “Theo đoàn hát bội không có nhiều tiền, nhưng hễ có được bao nhiêu, con bé lại dùng mua sắm trang phục diễn hết bấy nhiêu và phải lên TP.HCM đặt may mới có”.

Gia đình anh Đỗ Văn Phong là gia đình duy nhất ở Việt Nam có 5 đời theo nghệ thuật hát bội và là gia đình theo nghệ thuật hát bội còn lại duy nhất ở Long An (Trong ảnh: Con trai anh Phong - Đỗ Thanh Quang vừa đi học, vừa theo cha học nhạc hát bội và nhạc lễ)

Vậy đó, khi cuộc sống vẫn đang quay theo guồng quay vội vã thì vẫn còn những nghệ nhân, nghệ sĩ từng ngày góp nhặt, giữ gìn những tinh hoa của âm nhạc dân tộc. Và Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân dân gian Kim Thanh cũng là người như thế! Xuất thân từ gia đình không có truyền thống theo nghệ thuật nhưng nghệ nhân Kim Thanh sớm bộc lộ đam mê, năng khiếu về ĐCTT. Tự mày mò mua băng, đĩa về nghe và tập luyện, không qua bất kỳ trường lớp đào tạo bài bản nào nhưng cô thiếu nữ Kim Thanh hát được khá nhiều bản trong 20 bản Tổ. Sau đó, bằng sự luyện tập miệt mài dưới sự dẫn dắt của các bậc thầy âm nhạc dân tộc: Cố Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Huệ, Nghệ nhân dân gian ưu tú Bảy Vân, nhạc sư - Nghệ sĩ ưu tú Ba Tu, nghệ nhân Kim Thanh ngày càng “chín” trong nghề nghiệp. Với những nỗ lực của mình, chị trở thành nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú khi tuổi đời còn rất trẻ.

Không chỉ say mê cùng ĐCTT, giọng ca của những bài Nam, bài Oán, Kim Thanh còn là nghệ sĩ cải lương. Nhiều bản vọng cổ được chị thể hiện ngọt ngào, dạt dào cảm xúc. Chị cũng nhiều lần đoạt huy chương vàng các hội thi cải lương trong và ngoài tỉnh.

Nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú Kim Thanh (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Sau 27 năm gắn bó với nghệ thuật ĐCTT Nam bộ, thể hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, Nghệ nhân ưu tú Kim Thanh để lại trong lòng khán, thính giả mộ điệu những ấn tượng và tình cảm sâu sắc. Nghệ nhân ưu tú Kim Thanh còn được mời tham gia chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc biệt của các nước tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, được khán, thính giả hoan nghênh nhiệt liệt. Về làm việc tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, chị Kim Thanh miệt mài với công việc chuyên môn và tham gia giảng dạy. Các lớp học trò tiêu biểu của chị có thể kể đến: Nghệ sĩ Võ Thành Phê, tài tử ca Hồ Nhựt Tài, tài tử ca Nguyễn Ngọc Hoàng Oanh,... Bằng tất cả tình yêu với âm nhạc dân tộc, Nghệ nhân ưu tú Kim Thanh dành hết tâm sức cho cải lương và ĐCTT, cùng các lớp nghệ sĩ đi trước tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa đặc trưng Nam bộ.

Bằng những nỗ lực của riêng mình, nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ, nghệ nhân Đỗ Văn Phong, Nghệ nhân dân gian ưu tú Kim Thanh và nhiều người khác đã và đang góp phần giúp âm nhạc dân tộc ở Long An được giữ gìn và phát triển./.

Theo Phương Phương/Báo Long An online

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​