Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An: Quả ngọt sau 10 năm gầy dựng

thegioitiepthi.vn Trong lúc định kiến xã hội vẫn còn ít nhiều áp lực cho mô hình đại học tư thục thì thầy và trò Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã cùng nhau tạo lập uy tín nhất định qua hơn 10 năm hình thành và phát triển.

Những ngày này, thầy trò Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) đang rộn ràng chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2018-2019 vào sáng 20/10. Một vận hội mới mở ra cho DLA sau chặng đường hơn 10 năm xây dựng.

TS Lê Đình Viên - Hiệu trưởng DLA khen thưởng các sinh viên đạt thành tích thể thao

Từ “lò” DLA, ra đời hàng ngàn cử nhân, kỹ sư chắc tay nghề

Với chị Lê Thị Mỹ Thuận (quê Bình Định), DLA chính là mái ấm, Long An là quê hương thứ hai. Trúng tuyển ngành Kế toán, trở thành sinh viên khoá đầu của trường vào năm 2007, sau tốt nghiệp chị được nhận công việc tại trường. Đến bây giờ, khi nhớ lại lối rẽ ngày cũ, chị vẫn cảm giác ngỡ ngàng, lâng lâng. Như một cái duyên, mới ngày nào nhập học về ngôi trường đại học vừa mới thành lập, đến nay Mỹ Thuận đã “trụ” lại nơi thân yêu này 10 năm lẻ.

DLA là bệ phóng cho thành công và hạnh phúc của anh Trần Văn Tướng (bìa phải)

Anh Trần Văn Tướng cũng là sinh viên khóa đầu năm 2007, hiện là Trưởng phòng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) – Chi nhánh Long An. Bí quyết thành công của anh Tướng, bên cạnh sự trau dồi không ngừng của bản thân còn là nhờ vận dụng kiến thức từ mái Trường DLA. “Hãy học hỏi tốt nhất có thể, tạo cho chính mình sự tự tin – năng động – chủ động – sáng tạo và các kỹ năng mềm khác”, anh Tướng chia sẻ.

Anh Minh Tấn, cựu sinh viên lớp 07BA1 nói về những dấu mốc anh kịp tạo dựng kể từ sau khi tốt nghiệp DLA hơn 6 năm trước: "Từng làm việc cho Tập đoàn Fujifilm tại TP.HCM, sau đó chuyển sang Công ty Cổ phần Himlam Vikid, tôi nghĩ, hơn 80% kiến thức từ trường đã được mình sử dụng hiệu quả trong công việc".

Hàng ngàn sinh viên từ “lò” đào tạo DLA, nay đã có công ăn việc làm ổn định. Nhiều người trong số đó đã trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài…

Thành lập ngày 4/5/2007, là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên, cũng là đại học ngoài công lập đầu tiên và duy nhất của tỉnh Long An, DLA luôn đặt trọng tâm vào chất lượng đào tạo, nhằm cung cấp cho xã hội lực lượng lao động trẻ có kỹ thuật, kiến thức khoa học và khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn, theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thời đại.

Một góc trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

DLA đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo

Cơ hội học tập với chi phí thấp

Trước đó, ngay sau hai năm thành lập, năm 2009, TS Lê Đình Viên - Hiệu trưởng DLA đã công bố tin vui: “Trong 1.500 tân sinh viên có 85% là con em nhân dân Long An. Số lượng này bằng 1/4 tổng số sinh viên ngoài công lập thuộc các tỉnh ĐBSCL và gấp 3 lần số sinh viên Long An đang theo học các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM”.

DLA hiện có các ngành đào tạo: Chương trình sau đại học (cao học về xây dựng, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh); Chương trình đại học (kế toán kiểm toán, tài chính ngân hàng, QTKD, ngôn ngữ Anh, khoa học máy tính, xây dựng, kiến trúc, luật kinh tế, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành); Trung tâm đào tạo thường xuyên (đại học VLVH, liên thông đại học, văn bằng 2 chính quy); Liên kết đào tạo; Trung tâm Tin học ngoại ngữ.

“DLA đem đến cơ hội học tập, nâng cao trình độ với chi phí thấp, không những đáp ứng nhu cầu của riêng tỉnh nhà mà còn góp phần giải quyết vấn nạn “vùng trũng” giáo dục và nhân lực của khu vực Tây Nam bộ”, TS Lê Đình Viên khẳng định.

Nữ sinh viên DLA trong ngày nhận bằng tốt nghiệp

Ông Dương Quốc Xuân, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, nguyên Chủ tịch Hội đồng sáng lập DLA nhận định: “Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng DLA được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đã vươn lên tốp 2 và phấn đấu lên tốp 1 nhờ sự đầu tư ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo hướng “đại học thông minh”; đội ngũ giảng viên ngày càng uy tín nhờ sự liên kết với các trường đại học của các quốc gia dẫn đầu về giáo dục như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, cùng các trường đại học thuộc TP.HCM, Vinh, Đà Lạt, Cần Thơ; cách thức quản lý và điều hành năng động theo chuẩn ISO…”.

Theo VĨNH LINH/Thế giới Tiếp thị Online

DLA có hơn 400 giảng viên cơ hữu, trong đó 80% trình độ sau đại học (20% giáo sư/phó giáo sư, tiến sĩ; 60% thạc sĩ); 70% sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt, trong năm 2010, Phòng QLĐT được Viện tiêu chuẩn Anh (British Standards Institution – BSI) cấp giấy chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

Đến nay, sau 10 năm thành lập, tổng số HSSV tốt nghiệp tại DLA là 8.534 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, công nhân lao động trung cấp một số ngành nghề. Trong số khoảng 72% số HSSV có việc làm sau khi ra trường, có 24,4% làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, 29% làm việc theo đúng ngành nghề đào tạo, 52,3% làm việc ở các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, 20% làm việc ngoài xã hội và 3,3% kinh doanh hộ gia đình.

Tin mới nhất - DLA

Xem nhiều nhất

Giáo dục khuyến học - Dân trí

Tin mới nhất - vnexpress

Tin mới nhất - VnExpress RSS

VnExpress RSS Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​