Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: Xu hướng tất yếu của các ĐH

(Chinhphu.vn) - Muốn bắt kịp với xu thế đào tạo của các trường ĐH uy tín trên thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, các trường ĐH ở Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

Ảnh minh họa

Một trường ĐH hiện đại, chất lượng cao phải là nơi giao thoa của 3 chức năng: Đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ xã hội. Trong đó, NCKH có tác động quyết định tới chất lượng của hai chức năng kia và tới chất lượng chung của nhà trường.

Khái niệm đại học nghiên cứu xuất hiện đầu tiên ở Ðức, ngay từ cuộc cách mạng nông nghiệp. Lý do rất đơn giản là nông nghiệp có tính chất đặc trưng rất rõ cho từng vùng. Do đó, để giảng dạy nông nghiệp phải nghiên cứu thực tế.

Từ đó, đại học nghiên cứu được phát triển ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ và trở thành mô hình đại học đa ngành chất lượng cao ở mỗi nước.

Hiện nay, khái niệm ĐH nghiên cứu được nâng cao hơn theo triết lý giáo dục là “Học để làm những điều chưa học, học cách học suốt đời”. Muốn vậy, người thầy không những phải nghiên cứu giỏi mà còn phải có cách đào tạo giỏi - đào tạo qua nghiên cứu và cho nghiên cứu. Nói một cách khái quát, trong ĐH nghiên cứu, hàm lượng NCKH rất cao trong mọi lĩnh vực hoạt động.

GS. Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo đại học và sau đại học (ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định chức năng quan trọng nhất của trường ĐH là truyền thụ kiến thức (giảng dạy) và sáng tạo tri thức (nghiên cứu).

Trong ĐH nghiên cứu, nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Sự hình thành các nhà nghiên cứu trong các trường ĐH như một lẽ tự nhiên và tất yếu. Chính vì vậy, danh tiếng của các trường ĐH lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng. Các nhà khoa học uy tín làm nên tên tuổi trường đại học.

Khảo sát từ 142/271 trường ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, trong các trường đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu. Một trường ĐH có trung bình 7 nhóm nghiên cứu với độ tuổi tham gia đông nhất là 35-45, chiếm 59,2%. Nhiều nhóm nghiên cứu mới được hình thành từ năm 2017 trở lại đây. Điều này có thể lý giải bởi áp lực của yêu cầu về công bố quốc tế dành cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu sinh. 

Xây dựng cơ chế chính sách để phát triển các nhóm nghiên cứu là vấn đề "sống còn" của nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục ĐH hiện nay. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong 5 năm gần đây. Năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2.309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập đến từ ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm cuối 2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường ĐH Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015 là 10.034 bài.

Cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy-nghiên cứu nhất là ĐH Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường ĐH Tây Nguyên (42 nhóm), ĐH Đà Nẵng (36 nhóm), ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), ĐH Quốc gia TPHCM (24 nhóm), ĐH Quốc gia Hà Nội (29 nhóm nghiên cứu mạnh). 

Trong TOP 15 trường đại học có công bố quốc tế ISI/SCOPUS nhiều nhất trong cả nước đã xuất hiện tên trường ĐH tư thục Phenikaa (Hà Nội). Đây là một tín hiệu mừng khi không chỉ các trường ĐH lớn mà các trường ĐH tư thục cũng vươn lên mạnh mẽ, đầu tư lớn cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2019, Trường Phenikaa có hơn 100 công bố quốc tế nằm trong danh mục tạp chí quốc tế uy tín ISI và Scopus, vươn lên vào top đầu các cơ sở giáo dục đại học có nhiều nhà khoa học có công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế đạt trên 1.000 trích dẫn (theo google scholar). Trường này cũng lọt vào top đầu trong bảng xếp hạng RePEc Việt Nam (bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu về kinh tế của Việt Nam).

Với các trường ĐH tư thục, hạn chế về nguồn lực đầu tư cho các nhóm nghiên cứu đã được khắc phục. Hiện tại, Trường ĐH tư thục Phenikaa có 3 viện nghiên cứu gồm: Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa (PRATI); Viện Nghiên cứu Tiên tiến Phenikaa (PIAS); Viện Nghiên cứu Nano cùng 8 nhóm nghiên cứu mạnh.

Được biết, 8 trưởng nhóm nghiên cứu mạnh đều là những nhà khoa học với nhiều công bố quốc tế và giàu kinh nghiệm dẫn dắt các nhóm nghiên cứu thành công, như GS.TS. Phạm Thành Huy (Gương mặt Nhà khoa học trẻ tiêu biểu 1000 năm Thăng Long Hà Nội, năm 2010), GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu (Giải thưởng Tạ Quang Bửu, năm 2016), PGS.TS. Phùng Văn Đồng (Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ, năm 2016), TS. Raja Das (JSPS Scholar - Nhật Bản, các năm 2018 và 2019).

Mục đích chính của việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại các trường là nhằm tập hợp đội ngũ các nhà khoa học xuất sắc, hình thành những tập thể nghiên cứu mạnh có khả năng giải quyết các bài toán khoa học và công nghệ lớn, đi từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ.

Điều này một mặt giúp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, mặt khác hỗ trợ tích cực hoạt động giảng dạy đại học và sau đại học, gắn kết chặt chẽ đào tạo và nghiên cứu khoa học, giúp người học tiếp cận với những vấn đề khoa học và công nghệ mới nhất trên thế giới và nâng cao khả năng hội nhập quốc tế của trường và của người học.

Theo Nhật Nam

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​