Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

Các lớp ôn kiến thức, luyện đề đang diễn ra gấp gáp khắp cả nước để chuẩn bị...

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

(GDVN) - Cộng từ 1-2 điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh có bằng...

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng...

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

Hôm nay, 1-4, thí sinh cả nước chính thức nộp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ...

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

(Chinhphu.vn) - Theo công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và...

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi quan trọng cả về ra đề, chấm thi, xét tốt nghiệp

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ...

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

(NLĐO)- Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi THPT quốc gia theo cụm với nguyên tắc...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

(Chinhphu.vn) – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng...

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ được cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng...

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia...

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

Liệu công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ có bị ảnh hưởng khi Bộ...

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang đến gần, học sinh (HS) lớp 12 nỗ lực ôn tập để nắm vững...

  • Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi

    Tăng tốc ôn luyện đến sát ngày thi...

  • Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tốt nghiệp như thế nào?

    Thí sinh tham gia kì thi quốc gia được cộng điểm khi xét tố...

  • Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

    Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế...

  • Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt

    Đăng ký thi THPT: Chọn môn để tránh điểm liệt...

  • Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4

    Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ 1/4...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra từ 25 đến 27-6...

  • Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0

    Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi...

  • Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu

    Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu...

  • Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

    Thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi như thế nào?...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đ...

  • Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng

    Thi THPT quốc gia 2019: Nhiều thay đổi quan trọng...

  • Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi,...

  • Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?

    Gian lận điểm có ảnh hưởng xét tuyển ĐH?...

  • Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập

    Học sinh khối 12 nỗ lực ôn tập...

Lấy người học và việc học làm trung tâm


        (Chinhphu.vn) - Để khắc phục tình trạng chương trình đào tạo thiếu thực tế, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, ngành giáo dục đang chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển. Theo đó, sẽ lấy người học, việc học là trung tâm, trang bị những thứ họ cần và thị trường lao động đang cần.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: VGP

Theo các chuyên gia, năm 2017 sẽ có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp và có hàng nghìn sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo. Sự dư thừa về lao động có trình độ đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và kế hoạch đào tạo. Để tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp cho tình trạng trên, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thưa bà, các chuyên gia dự báo năm 2017 sẽ có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Theo bà, đây là số liệu cho 1 năm hay là từ những năm trước cộng dồn lại? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Tôi chưa rõ là các chuyên gia dự báo căn cứ trên cơ sở nào. Nhưng chúng tôi được biết, bản tin cập nhật lao động công bố hằng quý là con số của những lao động có trình độ đại học trở lên trong độ tuổi lao động không có việc làm, chứ không phải là số sinh viên vừa ra trường.

Thực tế ngay cả những nước có trình độ đào tạo chất lượng cao thì sinh viên vẫn có thể không có việc làm. Việc làm của sinh viên không phải do cơ sở đào tạo quyết định mà phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế và cả sự biến động của nền kinh tế thế giới.

Thêm nữa, ngành giáo dục đào tạo cũng đã duy trì quá lâu mục tiêu phấn đấu đạt được 450 sinh viên/1 vạn dân để bằng với tỉ lệ của các nước trong khu vực. Với chỉ tiêu này, đã có nhiều trường đại học được mở ra, quy mô tuyển sinh tăng cao nhưng điều kiện đầu tư cho chất lượng chưa được bảo đảm tương xứng, một số trường đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đối với sinh viên, chưa được trang bị kỹ năng khởi nghiệp. Do đó, phần lớn sinh viên có tư duy ra trường sẽ xin việc ở nơi này nơi kia, chứ không có tư duy tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn yếu cũng là một khó khăn khiến sinh viên khó kiếm việc làm trong thời kỳ hội nhập.

Đối với các trường, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh. Trong thời gian tới có thể có rất nhiều máy móc tự động, robot sẽ thay sức người trên cơ sở kết nối vạn vật qua Internet. Tuy vậy, nhiều trường vẫn xây dựng chương trình theo hướng đơn ngành chi tiết mà không hướng tới trang bị các kiến thức về các nguyên lý cơ bản của ngành học.

Đối với quản lý đào tạo, chương trình chậm đổi mới và có một thời gian dài chúng ta cũng chưa xây dựng được khung đào tạo chương trình quốc gia để các trường xây dựng chuẩn đầu ra theo mặt bằng khu vực giúp sinh viên Việt Nam ra trường có tính cạnh tranh. Chúng ta cũng chậm kiểm định, chậm xếp hạng các chương trình đào tạo của các trường nên tính cạnh tranh trong đào tạo không cao.

Trước khi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, tại nhiều nước, ngành lao động thường có điều tra khảo sát nhu cầu việc làm sau đó sẽ phối hợp với ngành giáo dục để xác định nhu cầu đào tạo. Vậy ở Việt Nam, quy trình này được tiến hành như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Ở các nước phát triển có thể điều tra khảo sát nhu cầu của thị trường trên cơ sở chức năng của một cơ quan Nhà nước. Cũng có thể do những tổ chức độc lập thực hiện và khi có kết quả rồi, ngành giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục sẽ căn cứ vào đó để xây dựng chương trình, xác định quy mô đào tạo và quy định tuyển sinh hằng năm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành giáo dục chưa nhận được sự hỗ trợ như vậy. Trong phạm vi quản lý của mình, chúng tôi cũng đã giao cho các trường khi xây dựng chương trình phải điều tra khảo sát nhu cầu của thị trường đối với ngành của mình định mở. Khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh cũng phải cân đối quy mô đào tạo của các ngành nghề, cũng như nhu cầu sử dụng lao động trên thị trường để xác định quy mô đào tạo tuyển sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi thấy nếu như để từng trường làm thì hiệu quả không cao do các trường không có nhân lực đào tạo bài bản, cũng không có nguồn lực tài chính để điều tra khảo sát trên một diện rộng. Nếu có cơ quan chuyên nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát độc lập thì ngành chúng tôi sẽ có kế hoạch tốt hơn, các cơ sở đào tạo sẽ có một chỗ dựa tốt hơn để xác định chỉ tiêu tuyển sinh cũng như quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo.

Ngoài vấn đề thiếu dự báo chính xác về nhu cầu nguồn nhân lực, các chuyên gia cũng cho rằng chương trình đào tạo đại học chậm đổi mới, không đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Vậy tới đây, việc quy hoạch chương trình giáo dục đại học sẽ theo hướng tiếp cận như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Chúng tôi đồng ý với các ý kiến của chuyên gia. Việc tiếp cận chương trình giáo dục đại học sẽ theo 3 hướng nội dung, mục tiêu và phát triển.

Chúng ta đang chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển. Theo hướng tiếp cận này, quá trình đào tạo là một quá trình phát triển và chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể cho sự phát triển đó.

Theo đó, chương trình đào tạo phải bao gồm tất cả nội dung đào tạo, phương pháp, quy trình giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá… hay cách khác là chuẩn đầu ra. Như vậy phương pháp xây dựng chương trình cũng như cách tiếp cận đều phải thay đổi. Hiện nay Luật Giáo dục đại học, Nghị quyết 29 cũng đã chỉ rõ cách tiếp cận này và đó cũng là xu hướng chung trên thế giới.

Để thực hiện cách tiếp cận này, chúng ta sẽ phải chuyển từ việc lấy người giảng làm trung tâm sang cách tiếp cận lấy người học và cao hơn nữa, lấy việc học làm trung tâm. Chúng ta phải trang bị cho người học những gì họ cần, nhưng cũng phải trang bị cho họ những gì mà thị trường lao động đang cần.

Với những yêu cầu từ cách tiếp cận, chúng tôi giao cho các trường tự chủ xây dựng đổi mới chương trình, nhập khẩu các chương trình tiên tiến, hợp tác song phương với các trường có thứ hạng cao để cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành đào tạo trong xây dựng chương trình. Sắp tới chúng tôi có chủ trương đào tạo văn bằng 2 cho những lao động đã được đào tạo nhưng chưa tìm được việc làm. Đơn cử như đào tạo văn bằng 2, chú trọng ngành công nghệ thông tin là ngành mà có nhu cầu sử dụng cao trong thời gian tới.

Xin cảm ơn bà!

Theo Minh Thắm/Chinhphu.vn

Soạn bài giảng E-learning - Tập trung trí tuệ tập thể
Chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục...
Tổ chức hoạt động đầu tiên của Dự án truyền thông thể thao trường học
(Chinhphu.vn)- Sáng 27/12, tại TP. Vinh (Nghệ An), hơn 3.500 HSSV tham gia Giải chạy dành cho HSSV mang tên “S-Race 2020”. ...
Trên 100 mô hình được hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
Chiều 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển giao...
Giữ rừng bằng công nghệ ảnh viễn thám
Hệ thống ghi nhận thông tin thay đổi của rừng trên địa bàn báo về trung tâm để kịp thời bố trí lực lượng tới...
Bốc thăm giải đấu Giao lưu bóng đá Mừng Đảng Mừng Xuân
Với mong muốn xây dựng một sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh tinh thần TDTT trong toàn thể, cán bộ, giảng viên,...
Orientation day với sinh viên tình nguyện
Tiếp nối những hoạt động trong chuỗi chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Công...
Vài suy ngẫm nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam
Quyền thứ tư thuộc chức năng của báo chí, đó là quyền thông tin tuyên truyền, giáo dục để định hướng dư luận, xã hội; quyền phản biện,...
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ rất nhiều tiềm năng để...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - Giấy phép số: 49/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử -  Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-5-2015
Tên tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp: Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Giấy phép số: 230/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19-6-2013
Chịu trách nhiệm chính: LÊ ĐÌNH VIÊN - Tổng Biên tập
Địa chỉ: 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, Thành phố Tân An, Long An
Điện thoại: 0723 512 826 - Fax: 0723 513 551
Email: le.vien@daihoclongan.edu.vn​.​